6 TRÒ CHƠI THÚ VỊ TRONG HỌC TẬP DÀNH CHO HỌC SINH NHÚT NHÁT

by | Jul 14, 2021 | PHƯƠNG PHÁP THIẾU NHI

6 trò chơi thú vị trong học tập dành cho học sinh nhút nhát. Làm thế nào để khuyến khích các em học sinh nhút nhát tham gia vào các hoạt động trong lớp? Trò chơi thu hút sự tham gia của cả lớp, ngay cả những em học sinh nhút nhát. Cùng A+ English tìm hiểu nhé

1. Tìm người

Với trò chơi này, các em cần chú ý, hiểu rõ những gì bạn nói và tương tác với lớp.

Cho học sinh ngồi thành vòng tròn. Sau đó, bạn hãy nói: “Tìm ra người đeo kính.”

Cả lớp sẽ phải chạy đến nắm tay những bạn nào đeo kính. Mỗi bạn phải nắm được tay của hai người đeo kính. Người đeo kính chỉ cần đứng im một chỗ.

Bạn nào không nắm được tay người đeo kính thì sẽ thua và đứng giữa vòng. Sau đó sẽ tiếp tục trò chơi bằng cách yêu cầu cả lớp đi tìm người:

  • Mặc đồ đỏ.
  • Có thể uốn lưỡi
  • Mặc áo có chữ
  • Có thể đụng sàn nhà mà không dùng đầu gối.

Bạn có thể kiếm sẵn cho các em hoặc để học sinh tự nghĩ ra. Học sinh nhút nhát sẽ phải tham gia. Bởi vì nếu các không nhanh chóng tìm ra người mà bạn yêu cầu, các em sẽ thua

2. Từ điển trong học tập

Mỗi học sinh sẽ đều làm thủ lĩnh và là giám khảo của trò chơi trong học tập.

Hãy chia lớp thành các nhóm gồm 5 đến 6 em. Cho mỗi nhóm giấy dán và một quyển từ điển lớn nhất mà bạn có thể tìm thấy. 

Mỗi nhóm sẽ chọn ra một trưởng nhóm và một giám khảo. Bạn có thể chọn học sinh nhút nhát nhất nhóm làm trưởng nhóm. Trưởng nhóm có nhiệm vụ tìm một từ trong từ điển mà cả lớp không biết nghĩa. Sau đó, nhóm trưởng sẽ viết định nghĩa xuống tờ giấy ghi chú. Và đánh vần chữ đó cho người giám khảo viết.

Người chơi khác sẽ phải tự tạo ra định nghĩa riêng và viết xuống giấy ghi chú. Nhóm trưởng sẽ thu lại các định nghĩa và đưa cho giám khảo. Giám khảo sẽ đọc to các định nghĩa.  

Sau đó, giám khảo sẽ lựa chọn định nghĩa nào mà mình thấy là đúng nhất. Tiếp theo, trưởng nhóm tuyên bố đáp án. Nếu giám khảo chọn đúng, trưởng nhóm sẽ được kẹo hoặc một phần quà. Nếu giám khảo chọn sai, thì phần thưởng sẽ thuộc về người chơi.

3. Quy trình trò chơi trong học tập

Ví dụ như:

  • Nhóm trưởng chọn từ “Sundry” (đồ lặt vặt) và đánh vần cho người chơi.
  • Sau đó, nhóm trưởng sẽ viết định nghĩa xuống giấy dán “Miscellaneous” (Hỗn hợp).
  • Người chơi khác sẽ suy nghĩ về nghĩa của từ và viết xuống. Ví dụ “wet clothes left outside” (Quần áo ướt bỏ bên ngoài).
  • Chơi khác đoán và ghi xuống “Popcorn”(Bắp rang)
  • Người chơi khác sẽ ghi “Nói dối giáo viên”
  • Sau đó trưởng nhóm sẽ trộn các định nghĩa lại với nhau và đưa cho giám khảo. 
  • Giám khảo sẽ đọc to lên cho cả lớp cùng nghe. Trong trường hợp giám khảo thích định nghĩa “wet clothes left outside”. Nhóm trưởng sẽ trao thưởng cho người chơi đã viết định nghĩa này.
  • Tiếp tục trò chơi bằng cách thay đổi vị trí của nhóm trưởng và giám khảo.

Chơi nhiều lần để các em có cơ hội làm nhóm trưởng và giám khảo.

Với trò chơi này, bạn có thể áp dụng cho học sinh ở mọi trình độ. Đặc biệt, đối với học sinh nhút nhát sẽ cảm thấy thoải mái khi làm việc theo nhóm.

4. Kẹo ngọt là khuyến khích trò chơi trong học tập

Bạn có thể tận dụng tất cả các giấy gói kẹo mà bạn còn sót lại từ trò từ điển.

Hãy chuẩn bị nhiều loại kẹo khác nhau. Đảm bảo đó là kẹo mà học sinh quen thuộc. Dán vỏ kẹo vào lưng mỗi học sinh. Và cho học sinh xếp thành một vòng tròn.

Người chơi đầu tiên sẽ đứng lên và quay một vòng để cả lớp có thể nhìn thấy vỏ kem. Bạn đó có thể hỏi cả lớp những câu hỏi có hoặc không để lấy manh mối. Ví dụ như:

  • Nó có màu đỏ không?
  • Có vị giống dâu tây không?
  • Nó có sôcôla không?
  • Có giòn không?

Bạn sẽ là người quyết định người chơi có thể đặt bao nhiêu câu hỏi để đoán tên kẹo.

Trò chơi này rất hiệu quả với học sinh sơ cấp và trung cấp. Học sinh ở mọi lứa tuổi nói chung đều thích kẹo. Trò chơi rất đơn giản nên mọi học sinh đều có thể tham gia, kể cả những bạn nhút nhát.

5. Bóng bay sự thật hay thách thức

Đây là biến thể của trò chơi sự thật hoặc trò chơi trong học tập cổ điển. Học sinh có quyền lựa chọn thành thật trả lời một câu hỏi cá nhân hay thực hiện thách thức.

Những thử thách có thể đặt ra như:

  • Nhảy một điệu nhảy phổ biến.
  • Hát đơn ca trước lớp.
  • Giả vờ như bạn đang cưỡi ngựa.

Những câu hỏi thành thật như:

  • Bạn trông như thế nào khi bạn 10 tuổi?
  • Nếu bạn có thể sống ở bất cứ nơi nào trên thế giới, bạn sẽ chọn ở đâu?
  • Khi bạn còn nhỏ, ước mơ của bạn là gì?

Hãy bỏ các mảnh giấy có ghi sự thật và thử thách vào bên trong quả bóng bay.

Sau đó, thổi những quả bóng bay lên và thả chúng khắp phòng. Khi bắt đầu, học sinh chọn một quả bóng bay và đập bể bóng để xem bên trong có gì.

Có thể bạn sẽ muốn bắt đầu trò chơi với những học sinh hướng ngoại. Tuy nhiên, đừng để những học sinh nhút nhát của bạn đứng cuối cùng. Điều này chỉ khiến các em thấy lo lắng khi đến lượt của mình. 

5. Thị trường (hay còn gọi là đừng bỏ phiếu cho tôi)

Bạn sẽ thực hiện một cuộc bầu cử cho thị trưởng trong lớp học của mình. Nhưng, hãy giải thích rằng đây là công việc không ai muốn. Mỗi học sinh phải đưa ra lý do để thuyết phục cả lớp KHÔNG bầu mình làm thị trưởng.

Bạn có thể làm mẫu cho các em hiểu. Ví dụ như “Tôi rất ghét làm thị trưởng. Đừng bỏ phiếu cho tôi. Tôi không thích phải tiếp xúc với những công dân già, hôi hám, với đám trẻ con ồn ào. Tôi cũng chẳng quan tâm đến giáo dục ” Và, cứ tiếp tục.

Người chiến thắng là người đưa ra lý do tốt nhất để không làm thị trưởng. Ứng cử viên nào sẽ làm thị trưởng khủng khiếp nhất? Hãy tổ chức một cuộc bỏ phiếu để chọn ra người “không phải thị trưởng”.

Trò chơi giúp học sinh nâng cao vốn từ và khả năng phản biện. Đồng thời, các bạn sẽ được luyện tập kỹ năng giao tiếp tốt hơn. Hãy kết hợp với từ vựng nâng cao thay vì chỉ dùng các từ như “good” (tốt) và “bad”(xấu). 

6. Bạn

Đây là một trò chơi có thể chơi với những người mới bắt đầu học tiếng Anh. Trò chơi này sẽ rất hiệu quả với lớp học khoảng 8-10 học sinh. Vì vậy nếu sĩ số lớp học nhiều, bạn sẽ phải chia nhỏ ra.

Một học sinh sẽ tình nguyện trở thành “người chơi” đầu tiên. Bạn đó được gửi vào một nơi có cách âm và bắt đầu với tư cách là quản trò. Hãy chọn một bộ phận cơ thể, loại quần áo hoặc đồ vật thông thường. Có thể bao gồm: giày, miệng, ô tô, mẹ, giáo viên hoặc nhẫn.

Người chơi chính quay trở lại phòng và cố gắng tìm ra vật đó là gì. Tất cả những người chơi khác phải ngồi yên. Để làm điều này, bạn ấy đi xung quanh và hỏi từng học sinh, “Món đồ của bạn thế nào?”. Học sinh trả lời bằng hai hoặc ba từ.

Giả sử bạn chọn “răng”. Học sinh có thể trả lời: bẩn, bạc hà, có mùi, lớn, đầy lỗ,…

Sau khi nhận được câu trả lời từ mỗi học sinh, bạn chơi phải đoán đối tượng là gì.

Trên đây là những kinh nghiệm A+ English chia sẽ về trò chơi thú vị trong học tập. Hy vọng các bạn có những buổi học thú vị hào hứng khi đến lớp. Giúp việc học tập của các em tốt hơn trong nền giáo dục . Ngoài ra, để việc học tập tốt bạn nên cố gắng siêng năng học tập. làm bài tập đầy đủ.

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo