NHỮNG ĐIỀU CẦN ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ ẤN ĐỘ

by | Jun 8, 2021 | 20 QUỐC GIA NÓI TIẾNG ANH

Ấn Độ là một đất nước rộng lớn với nhiều tôn giáo và nhiều nền văn hóa khác nhau. Đất nước này chứa đầy những điều thú vị mà bạn chưa hiểu hết. Thì hãy cùng A+ English khám phá những điều cần biết về Ấn Độ để có cái nhìn sâu hơn về đất nước này nhé!

1. Vị trí địa lí

Ấn Độ tên gọi chính thức là Cộng hòa Ấn Độ là một quốc gia cộng hòa có chủ quyền tại khu vực Nam Á.

Ấn Độ tiếp giáp với Ấn Độ Dương ở phía Nam, biển Ả Rập ở phía Tây – Nam và vịnh Bengal ở phía Đông – Nam, Ấn Độ có đường biên giới trên bộ với Pakistan ở phía Tây; với Trung Quốc, Nepal và Bhutan ở phía Đông – Bắc và Myanmar cùng Bangladesh ở phía Đông. Trên biển Ấn Độ Dương, Ấn Độ giáp với Sri Lanka và Maldives.  Thêm vào đó, Quần đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ có chung đường biên giới trên biển với Thái Lan và Indonesia.

Các sông chính Sông Hằng, 2.510 km; sông Bra-ma-pu-tơ-ra, 2.900 km; Sút-lê, 1.450 km; Y-a-mu-la, 1.376 km; Gô-đa-va-ri, 1.450 km; và sông Giam-na 1.380 km.

Ấn Độ có đường bờ biển dài 7.517 kilômét (4.700 dặm); trong đó, 5.423 kilômét (3.400 dặm) thuộc Ấn Độ bán đảo và 2.094 kilômét (1.300 dặm) thuộc các dãy đảo Andaman, Nicobar, và Lakshadweep. Theo biểu đồ thủy văn học của Hải quân Ấn Độ, bờ biển lục địa của quốc gia gồm: 43% là bãi biển cát; 11% là bờ đá, gồm cả vách đá; và 46% là bãi bùn hay bãi lầy.

Diện tích: 3.287.263 km2. Diện tích đứng thứ 7 trên thế giới.

Thủ đô: New Delhi.

Thành phố lớn nhất: Mumbai.

Link bản đồ

2. Dân số

Hiện tại dân số của Ấn Độ là 1.392.198.765 người vào ngày 29/05/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. 

Dân số hiện chiếm 17,70% dân số thế giới. Ấn Độ đang đứng thứ 2 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.

Mật độ dân số của Ấn Độ là 468 người/km2. Có 34,93% dân số sống ở thành thị (481.980.332 người vào năm 2019). 

Độ tuổi trung bình ở Ấn Độ là 28,8 tuổi.

Theo ước tính  đến năm 2017 có 677.902.002 người hoặc 72,14% dân số trưởng thành (từ 15 tuổi trở lên) ở Ấn Độ có thể đọc và viết. Theo đó khoảng 261.801.355 người lớn không biết chữ. 

3. Kinh tế

Theo Quỹ Tiền tệ quốc tế, năm 2017, GDP danh nghĩa của Ấn Độ là 2,611.012 tỷ USD (đứng thứ 6 trên thế giới, đứng thứ 3 châu Á sau Trung Quốc và Nhật Bản) và có GDP theo sức mua tương đương là 9.446 tỷ đô la Mỹ.

Ấn Độ có tốc độ tăng trưởng GDP trung bình đạt 5,8% mỗi năm trong hai thập niên qua, và đạt khoảng 7% trong giai đoạn 2012–17, Ấn Độ là một trong các nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất thế giới.

Ấn Độ có lực lượng lao động gồm 521,9 triệu người theo số liệu năm 2017. Lĩnh vực dịch vụ chiếm 46,6% GDP, lĩnh vực công nghiệp chiếm 28,9% và lĩnh vực nông nghiệp chiếm 16,8%. Các nông sản chính của Ấn Độ là lúa gạo, lúa mì, hạt có dầu, bông, đay, chè, mía, và khoai tây.

Các ngành công nghiệp chính của Ấn Độ là dệt, viễn thông, hóa chất, dược phẩm, công nghệ sinh học, chế biến thực phẩm, thép, thiết bị vận tải, xi măng, khai mỏ, dầu mỏ, máy móc, và phần mềm.

Thứ hạng của Ấn Độ

Năm 2011, Ấn Độ là nước nhập khẩu lớn thứ 10 và nước xuất khẩu lớn thứ 19 trên thế giới. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Ấn Độ bao gồm các sản phẩm dầu mỏ, hàng dệt may, đồ kim hoàn, phần mềm, sản phẩm công nghệ, hóa chất, và gia công đồ da thuộc. 

Các mặt hàng nhập khẩu chính gồm dầu, máy móc, ngọc  đá quý, phân bón, và hóa chất. Từ năm 2001 đến năm 2011, đóng góp của các mặt hàng hóa dầu và công nghệ vào giá trị xuất khẩu tăng từ 14% lên 42%.

Ngành công nghiệp ô tô của Ấn Độ tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới, doanh số bán hàng nội địa tăng 26% trong giai đoạn 2009–10, và doanh số xuất khẩu tăng 36% trong giai đoạn 2008–09.

Thu nhập bình quân đầu người của Ấn Độ năm 2017 là 1.939,61 USD xếp hạng 140 trên thế giới

4. Khí hậu

Khí hậu Ấn Độ chịu ảnh hưởng mạnh từ dãy Himalaya và hoang mạc Thar, các cơn gió mùa vào mùa hè và mùa đông có sự tác động từ hai nơi này và mang ý nghĩa quan trọng về kinh tế và văn hóa. Himalaya ngăn gió hạ giáng lạnh từ Trung Á thổi xuống, giữ cho phần lớn tiểu lục địa Ấn Độ ấm hơn so với những nơi khác cùng vĩ độ. Hoang mạc Thar đóng một vai trò quyết định trong việc hút gió mùa mùa hè tây-nam chứa nhiều hơi ẩm từ tháng 6 đến tháng 10, cung cấp phần lớn lượng mưa của Ấn Độ. Bốn nhóm khí hậu lớn chi phối tại Ấn Độ: nhiệt đới mưa, nhiệt đới khô, cận nhiệt đới ẩm, núi cao.

5. Ngôn ngữ 

Ấn Độ là nơi có hai nhóm ngôn ngữ lớn: Ấn-Arya (74% cư dân nói) và Dravidian (24%). Các ngôn ngữ khác được nói tại Ấn Độ thuộc các ngữ hệ Nam Á và Tạng-Miến. Ấn Độ không có ngôn ngữ quốc gia. Tiếng Hindi có số lượng người nói lớn nhất và là ngôn ngữ chính thức của chính phủ.

Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong kinh doanh và hành chính và có địa vị “ngôn ngữ phó chính thức”; và có vị thế quan trọng trong giáo dục, đặc biệt là trong môi trường giáo dục đại học. Mỗi bang và lãnh thổ liên bang có một hoặc nhiều hơn các ngôn ngữ chính thức, và hiến pháp công nhận cụ thể 21 “ngôn ngữ xác định” 

6. Văn hoá

Văn hóa Ấn Độ, thường được coi là sự pha trộn của một số nền văn hóa khác nhau, trải dài khắp tiểu lục địa Ấn Độ và đã bị ảnh hưởng và định hình bởi một lịch sử đã vài nghìn năm tuổi.

Mỗi năm ở Ấn Độ diễn ra hàng trăm lễ hội khác nhau. Đặc biệt, 365 ngày ở quốc gia này đều có các hội chợ, chính điều này làm đa dạng thêm phong tục, tập quán của người dân bản địa. Một số hội chợ và lễ hội quan trọng: Hội chợ Pushkar ở Rajasthan, Hội chợ hàng thủ công Mela ở Surajkund, Hội chợ Holi ở Bắc Ấn Độ, Pongal ở Tamilnadu, Onam ở Kerala, Baisaki ở Punjab, Bihu ở Assam, các lễ hội nhảy múa ở Khajuraho và Mamallapuram, v.v.Lễ hội Pooram tại Kerala, Ấn Độ.

Trang phục

Chính trang phục truyền thống làm nên sự khác biệt giữa các dân tộc với nhau. Trang phục của Ấn Độ có màu sắc và phong cách riêng. Nam giới  thường mặc là dhoti, lungi, kurta phá cách. Nữ giới  thì mặc saree, salwar-kameez, ghaghra cholis rất đẹp và quyến rũ. 

Giao tiếp

Ở nước Ấn, bắt tay quá chặt được coi là hành động thiếu lịch sự, không tôn trọng đối phương. Đặc biệt, dù họ có hiếu khách tới đâu cũng không nên bắt tay phụ nữ.

Ẩm thực

Nếu như người Tây Âu dùng dao và thìa, người Đông Á dùng đũa thì người Ấn Độ lại sử dụng bàn tay của mình để bốc thức ăn. Một nửa dân số Ấn Độ ăn chay cộng thêm rất nhiều tôn giáo (tổng cộng có đến hơn 2 triệu vị thần) nên người Ấn kiêng rất nhiều loại thịt. Thực phẩm nhiều gia vị và đồ ngọt rất phổ biến ở Ấn Độ.

Vào ngày cưới cô dâu được chính chồng mình vẽ henna – biểu tượng cho tình phu thê và may mắn. Sau hôn lễ, cô dâu sẽ không  phải làm bất cứ việc gì cho đến khi màu vẽ phai đi.

7. Lịch sử 

Cuối thế kỷ XV, Bồ Đào Nha bắt đầu xâm lược Ấn Độ. Từ đầu thế kỷ XVI đến đầu thế kỷ XVIII, Ấn Độ bị người Mô-gun (gốc Mông Cổ) thống trị. Từ năm 1746 đến năm 1763, Ấn Độ là nơi tranh chấp giữa Anh và Pháp.

Tới năm 1856, đa phần Ấn Độ thuộc quyền kiểm soát của Công ty Đông Ấn của Anh Quốc, với thủ đô tại Calcutta. Một năm sau, những cuộc nổi dậy quân sự diễn ra khắp nơi, người Ấn Độ gọi đó là Chiến tranh giành độc lập lần thứ nhất, cuộc nổi dậy không thành công đe dọa nghiêm trọng quyền cai trị của người Anh, vì thế Ấn Độ bị Đế chế Anh trực tiếp quản lý.

Đầu thế kỷ XX, cuộc đấu tranh giành độc lập diễn ra do Quốc hội quốc gia Ấn Độ tiến hành dưới sự lãnh đạo của những người Ấn Độ như Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel và Jawaharlal Nehru. 

15/8/1947

Gandhi dẫn dắt người dân Ấn Độ vào cuộc nổi dậy toàn quốc năm 1942 yêu cầu nước Anh “rời khỏi Ấn Độ”. Ấn Độ giành lại độc lập ngày 15/8/1947.

Anh đã chia Ấn Độ thành hai nước: Ấn Độ (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hindu) và Pa-ki-xtan (chủ yếu bao gồm những người theo đạo Hồi); đồng thời tạo ra vùng tranh chấp Ca-sơ-mia giữa Ấn Độ và Pa-ki-xtan. 

Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố là nước cộng hòa.

Từ khi giành được độc lập, Ấn Độ đã nhiều lần phải đối mặt với bạo lực giữa các giáo phái và những vụ nổi loạn ở nhiều vùng trong nước, nhưng họ vẫn giữ được sự thống nhất và dân chủ. Ấn Độ là thành viên sáng lập của Phong trào không liên kết và Liên hợp quốc.

8. Những nơi nổi tiếng ở Ấn Độ

Đền Meenakshi

Đền vàng Harmandir Sahib

Quần đảo Lakshadweep

Thung lũng hoa

Hồ Dal

Sa mạc Jaisalmer

Pháo đài đỏ Agra

Hawa Mahal

Taj Mahal

9. Những thành tựu đạt được của Ấn Độ

Hệ chữ số Hindu-Ả Rập

Hiệu ứng Raman

Yoga

Phật giáo

Dầu gội

Maharishi Bhardwaj: Phát minh ra máy bay. Anh em nhà Wright là người đầu tiên chế tạo ra máy bay và cất cánh bay “đúng nghĩa” vào năm 1904. Nhưng dựa trên các bản văn tự Vedic cổ đại, người xưa hé lộ rằng công nghệ hàng không ở Ấn Độ cổ đại ở Rigveda vô cùng phát triển cách đây… hơn 2.500 năm.

10. Những trường đại học nổi tiếng ở Ấn Độ

Trường Đại học Delhi

Đại học Mumbai

Trường Đại học Madras

Đại học Hữu nghị (The Amity University)

Sikkim Manipal University – SMU

Đại học Anna

INDIA

Geography

India, officially the Republic of India, is a country in South Asia.

Bounded by the Indian Ocean on the south, the Arabian Sea on the southwest, and the Bay of Bengal on the southeast, it shares land borders with Pakistan to the west;China, Nepal, and Bhutan to the north and Bangladesh and Myanmar to the east. In the Indian Ocean, India is in the vicinity of Sri Lanka and the Maldives; its Andaman and Nicobar Islands share a maritime border with Thailand, Myanmar and Indonesia.

The Ganges River is 2,510 kilometers long; the Brahmaputra River is 2,900 kilometers long; the Subtle River is 1,450 kilometers long; the Yamuna River is 1,376 kilometers long; the Godavari River is 1,450 kilometers long; and the Jamuna River is 1,380 kilometers long.

The coastline of India is 7,517 kilometers (4,700 miles), with 5,423 kilometers (3,400 mi) in peninsular India and 2,094 kilometers (1,300 mi) in the Andaman, Nicobar, and Lakshadweep island ranges

According to Indian Navy hydrographic charts, the country’s continental coast is made up of 43 percent sandy beaches, 11 percent rocky shore, including cliffs, and 46 percent mudflats or marshes.

The total area is 3,287,263 km2. The world’s seventh largest area.

New Delhi is the capital.

Mumbai is the largest city.

Link to the map

Population

According to the most recent United Nations figures, India’s current population is 1,392,198,765 as of May 29, 2021. India’s population now accounts for 17.70% of the world’s population. In terms of population of countries and territories, India is ranked second in the world. India has a population density of 468 people per square kilometer. Cities are home to 34.93 percent of the population (481,980,332 people in 2019). In India, the average age is 28.8 years. As of 2017, it is estimated that 677,902,002 people, or 72.14 percent of the adult population (aged 15 and up) in India can read and write. As a result, approximately 261,801,355 adults are illiterate.

Economy

According to the International Monetary Fund, India’s nominal GDP in 2017 was $2,611,012 billion, ranking sixth in the world and third in Asia after China and Japan, with a GDP in purchasing power parity of $9,446 billion US dollars.

India has averaged 5.8 percent GDP growth per year over the last two decades, and around 7 percent between 2012 and 2017, making it one of the world’s fastest growing economies.

According to 2017 data, India has a workforce of 521.9 million people. The service sector contributes 46.6 percent of GDP, the industrial sector contributes 28.9 percent, and agriculture contributes 16.8 percent. Rice, wheat, oilseeds, cotton, jute, tea, sugarcane, and potatoes are India’s main agricultural products.

Textiles, telecommunications, chemicals,pharmaceuticals, biotechnology, food processing, steel, transport equipment, cement, mining, petroleum, machinery, and software are among India’s major industries.

In 2011, India was the world’s tenth largest importer and nineteenth largest exporter. Petroleum products, textiles, jewelry, software, technology products, chemicals, and leather processing are among India’s main exports.

Oil, machinery, gems, fertilizers, and chemicals are among the most important imports. Between 2001 and 2011, the contribution of petrochemicals and technology to export value increased from 14% to 42%.

India’s auto industry is the world’s second fastest growing, with domestic sales increasing by 26% between 2009–10 and export sales increasing by 36% between 2008–09. In 2017, India’s per capita income was $1,939.61, placing it 140th in the world.

Climate

The Himalayas and the Thar desert have a strong influence on India’s climate; the summer and winter monsoons are influenced by these two locations, which are economically and culturally significant. The Himalayas block cold subtropical winds from Central Asia, keeping much of the Indian subcontinent warmer than elsewhere at the same latitude. From June to October, the Thar Desert plays a critical role in sucking up the moisture-rich southwest-summer monsoon, which provides the majority of India’s rainfall. In India, four major climate groups predominate: tropical rain, tropical dry, subtropical humid, and alpine.

Language

India has two major language groups: Indo-Aryan (which is spoken by 74% of the population) and Dravidian (24 percent ). Other languages spoken in India are Austroasiatic and Tibeto-Burman in origin. There is no national language in India. The official language of the government is Hindi, which has the most speakers. English is widely used in business and administration, and it has the status of “official deputy language.” It also plays an important role in education, particularly in higher education. Each state and federal territory has at least one official language, and the constitution expressly recognizes 21 “identified languages”.

Culture

Indian culture, which is often regarded as a synthesis of several different cultures, spans the Indian subcontinent and has been influenced and shaped by a history dating back several thousand years.

Festival: Every year, hundreds of different festivals take place in India. There are fairs in this country every day of the year, which help to diversify the indigenous people’s customs and habits. Some important fairs and festivals: Pushkar Fair in Rajasthan, Mela Crafts Fair in Surajkund, Holi Fair in North India, Pongal in Tamilnadu, Onam in Kerala, Baisaki in Punjab, Bihu in Assam, the dancing festival in Khajuraho and Mamallapuram, etc. Pooram festival in Kerala, India.

Costumes:

The difference between ethnic groups is defined by their traditional costumes. Indian clothing is distinct in terms of color and style. In some ways, men wear dhoti, lungi, and kurta. Women look stunning in sarees, salwar-kameez, and ghaghra cholis.

Communication:

Shaking hands too tightly is considered impolite and disrespectful of the other party in India. They should not shake hands with women, no matter how friendly they are.

Food:

While Westerners use knives and spoons, East Asians use chopsticks, and Indians pick up food with their hands. Because half of the Indian population is vegetarian and there are many religions (there are over 2 million gods in total), Indians avoid eating a lot of meat. In India, spicy foods and sweets are very popular.

On the wedding day:  the bride is henna-drawn by her husband, a symbol of spousal love and luck. The bride will not have to do anything after the wedding until the paint fades.

History

Portugal began to invade India at the end of the 15th century. The Mongols ruled India from the beginning of the sixteenth century to the beginning of the eighteenth century (of Mongol origin). India was the site of a dispute between Britain and France from 1746 to 1763.

By 1856, the British East India Company, headquartered in Calcutta, controlled the majority of India. A year later, military uprisings erupted throughout India, which the Indians dubbed the First War of Independence. The unsuccessful uprising seriously threatened British rule, so India was administered directly by the British Empire.

The National Congress of India fought for independence in the early twentieth century, led by such Indians as Bal Gangadhar Tilak, Mahatma Gandhi, Sardar Vallabhbhai Patel, and Jawaharlal Nehru.

In 1942, Gandhi led the Indian people in a national uprising demanding that Britain “leave India.” On August 15, 1947, India regained its independence.

Britain partitioned India into two countries: India (majority Hindu) and Pakistan (majority Muslim), resulting in the Kashmir dispute between India and Pakistan. India became a republic on January 26, 1950.

It has faced sectarian violence and rebellions in many parts of the country since independence, but it has maintained its unity and democracy. India founded both the Non-Aligned Movement and the United Nations.

Some of famous place in India

Meenakshi  Temple 

Harmandir Sahib  Golden Temple

Lakshadweep Islands

Valley of flowers 

Lake Dal 

Jaisalmer Desert

Red Fort Agra 

Hawa Mahal 

Taj Mahal

Outstanding achievement

Hindu-Arabic Numerals system

The Raman Effect

Yoga

Buddhists Bhardwaj, Maharishi 

Shampoo

The Airplane’s Invention In 1904, the Wright brothers were the first to build an airplane and fly it “properly.” However, ancient Vedic texts revealed that aviation technology was extremely advanced in ancient India in Rigveda… more than 2,500 years ago.

India ‘s Reputable Universities

University of Delhi 

Mumbai University

The University of Madras

The Amity University

Sikkim Manipal University – SMU 

Anna University

Qua những điều cần biết về Ấn Độ, A+ English mong có thể giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về quốc gia này

Đánh giá bài viết

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo