DUY TRÌ CẢM HỨNG HỌC TẬP HỌC ONLINE

by | Jul 15, 2021 | PHƯƠNG PHÁP THIẾU NHI

Việc duy trì cảm hứng học tập của học sinh trong các lớp học online là một thách thức lớn. Lúc đó, học sinh sẽ không nhận được sự hỗ trợ trực tiếp từ giáo viên hay bạn bè trong lớp. Từ đó, chất lượng học giảm sút, ít có sự tiến bộ. Nhiều phụ huynh không muốn cho con học trực tuyến vì lo lắng về mức độ hiệu quả. Vậy làm cách nào để học sinh tập trung và có nhiều cảm hứng học tập hơn?

1. Lý do học sinh thiếu cảm hứng

Trong lớp học trực tiếp, giáo viên có thể ứng phó với các vấn đề một cách nhanh chóng. Giúp học sinh đi đúng hướng và dễ dàng đưa ra chỉ dẫn khi họ cần giúp đỡ. Khi học online, việc quản lý lớp học trở nên khó khăn và tốn thời gian hơn rất nhiều.

Giáo viên không phải là những người duy nhất cần thời gian để làm quen với việc dạy học online. Học sinh cũng cảm thấy rất lạ lẫm khi phải học trực tuyến. Ngoài những kỹ năng về máy tính cũng là một thách thức, đặc biệt là các em nhỏ tuổi. Những vấn đề về kỹ thuật phát sinh trong tiết học có thể khiến mọi người khó chịu.

Các em nhỏ khi học online có thể không nhận được đầy đủ những sự chỉ dẫn cần thiết. Điều này có thể do bố mẹ các bé không có thời gian và kỹ năng máy tính cần thiết. Học sinh sẽ phải tự làm mọi việc và tìm ra giải pháp cho riêng mình. Điều này làm tốn nhiều thời gian và khiến các bé nản chí, mất cảm hứng khi học.

2. Những ý tưởng giúp truyền cảm hứng cho học sinh

Hỏi han về những suy nghĩ, nhận xét của học sinh, giúp các em cảm thấy hứng thú hơn. Tùy thuộc độ tuổi và trình độ học sinh, hãy hỏi các em ý tưởng tổ chức các hoạt động. Hoặc bình chọn ra bài học yêu thích nhất và đề xuất phương pháp học cho các bài tiếp theo.

Đa dạng các bài giảng và sử dụng ba hoặc bốn cấu trúc bài giảng khác nhau. Ví dụ, bạn có thể sử dụng phương pháp tiếp cận ngược. Hãy yêu cầu học sinh đọc một đoạn văn bản tiếng Anh trước ở nhà. Sau đó nhấn mạnh khả năng hiểu và ngôn ngữ của các em ở trên lớp. Hoặc bạn cũng có thể yêu cầu học sinh làm một dự án  nhỏ, dựa trên đề tài bài học.

Chia nhỏ bài giảng ra thành các phần. Bằng cách này, nếu chẳng may có trục trặc kỹ thuật, bạn vẫn giảng phần còn lại vào hôm sau. Hoặc giao phần đó cho học sinh về nhà làm.

3. Khắc phục sự cố và chuẩn bị

An toàn là trên hết. Hãy xem xét công cụ mà bạn định sử dụng trong giảng dạy. Đồng thời kiểm tra kỹ các tính năng an toàn và bảo mật.

Luyện tập, luyện tập và luyện tập. Càng thử nghiệm nhiều phương pháp giảng dạy khác nhau, bạn càng trở nên giỏi hơn. Tập dợt bài giảng với bạn bè, người thân cũng là một cách tốt để luyện tập.

Chuẩn bị trước cho trường hợp trục trặc về kỹ thuật. Luôn có một kế hoạch dự phòng. Một bài tập về nhà để gửi cho các con làm bài trong lúc giải quyết vấn đề kỹ thuật.

Nhóm hỗ trợ. Hãy tham gia vào các cộng đồng giảng dạy online. Hoặc bạn cũng có thể tự tạo một nhóm gồm những giáo viên trong trường bạn. Sử dụng nhóm này để trao đổi ý tưởng dạy học và giáo trình. Đồng thời hỗ trợ về tinh thần và cảm hứng lẫn nhau. Bạn cũng có thể hẹn các giáo viên khác các cuộc trò chuyện online vào thời gian giải lao.

Trên đây, những chia sẽ A+ English chia sẽ với bạn về việc duy trì cảm hứng học tập của học sinh trong các lớp học online. Trong thời buổi 4.0 thì việc học online cũng rất phù hợp để đáp ứng cho những bạn xa, hoặc đặc biệt như mùa dịch Covid-19, hay bận rộn này. Hy vọng giúp bạn có những buổi học hào hứng tốt hơn.

Đánh giá bài viết

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo