NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NAUY

by | Jun 8, 2021 | 20 QUỐC GIA NÓI TIẾNG ANH

Norway có tên chính thức là Vương quốc Na Uy. Đất nước nổi tiếng với những khung cảnh xinh đẹp, những vịnh biển hùng vĩ. Cùng A+ English khám phá nhiều điều thú vị hơn về đất nước,con người nơi đây qua bài viết những điều cần biết về Na Uy nhé!

1. Vị trí địa lí 

Na Uy tên chính thức là Vương quốc Na Uy, là một quốc gia ở Bắc Âu nằm ở Tây Bắc Châu Âu. Có lãnh thổ bao gồm phần phía tây và cực bắc của Bán đảo Scandinavia; bao gồm đảo Jan Mayen và quần đảo Svalbard là 2 lãnh thổ nằm rất xa về phía Bắc Cực.

Na Uy gồm phần phía tây của Scandinavia ở Bắc Âu. Bờ biển lởm chởm, bị chia cắt bởi nhiều vịnh hẹp (fjord) và khoảng 50.000 hòn đảo, trải dài hơn 2.500 km. Na Uy có 2.542 km đường biên giới trên bộ chung với Thuỵ Điển, Phần Lan, và Nga ở phía đông. Từ phía tây tới phía nam, Na Uy giáp với Biển Na Uy, Biển Bắc, và Skagerak. Biển Barents nằm ở các bờ biển phía bắc Na Uy..

Na Uy có tổng diện tích là 385.207 kilômét vuông (148.729 dặm vuông Anh).

Thủ đô: Oslo và đây cũng là thành phố lớn nhất ở Na Uy

Link bản đồ

2. Dân số

Hiện tại dân số của Nauy là 5.462.528 người (2021) theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Na Uy hiện chiếm 0,07% dân số thế giới. 

Nauy đang đứng thứ 119 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Nauy là 15 người/km2. 

82,97% dân số sống ở thành thị (4.498.221 người vào năm 2019). Độ tuổi trung bình ở Nauy là 40,0 tuổi.

Năm 2013, chính phủ Na Uy cho biết 14% dân số Na Uy là người nhập cư hoặc là người sinh ra ở Na Uy nhưng có cả cha lẫn mẹ là người nhập cư. Khoảng 6% dân số là người nhập cư đến từ EU, Bắc Mỹ và Úc, và khoảng 8,1% dân số là người nhập cư đến từ Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ Latinh. Đặc biệt là tỉ lệ dân nhập cư nhiều chủ yếu ở các thành phố lớn.

3. Kinh tế

Na Uy có GDP bình quân đầu người cao thứ hai trong số các quốc gia châu Âu (chỉ xếp sau Luxembourg) và GDP bình quân đầu người (PPP) cao thứ sáu trên thế giới. Ngày nay, Na Uy được xếp hạng là quốc gia giàu thứ hai trên thế giới về giá trị tiền tệ, với mức dự trữ vốn lớn nhất trên đầu người lớn hơn bất kỳ quốc gia nào.

Nguồn thu của nhà nước từ tài nguyên thiên nhiên có đóng góp đáng kể từ ngành công nghiệp dầu khí, ngành công nghiệp dầu khí (Statoil), sản xuất năng lượng thủy điện (Statkraft), sản xuất nhôm (Norsk Hydro), ngân hàng (DNB) và nhà cung cấp viễn thông (Telenor).

Đất nước này rất giàu tài nguyên thiên nhiên bao gồm dầu mỏ, thủy điện, thủy sản, rừng và khoáng sản. Trữ lượng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên rất lớn đã được phát hiện vào những năm 1960, dẫn đến sự bùng nổ trong nền kinh tế. Na Uy đã trở thành một trong những nước có mức sống cao nhất trên thế giới một phần nhờ sở hữu một lượng lớn tài nguyên thiên nhiên so với quy mô dân số. Năm 2011, 28% ngân sách của nhà nước được tạo ra từ ngành công nghiệp dầu khí.

4. Khí hậu

Na Uy có khí hậu ôn hòa nhờ có dòng hải lưu nóng dọc bờ biển cùng lượng mưa lớn. Nhiệt độ trung bình vào mùa hè là 15 độ C, vào mùa đông là -5 độ C. Tại Lục địa có bốn mùa riêng biệt, mùa đông lạnh và ít mưa trong đất liền.

Na Uy có nhiệt độ ấm và lượng mưa lớn hơn ở các vùng có vĩ độ bắc như vậy, đặc biệt dọc theo bờ biển. Vùng cực bắc chủ yếu có khí hậu cận Bắc Cực biển, trong khi Svalbard có khí hậu tundra Bắc Cực.

Có sự khác biệt theo mùa lớn trong ngày. Tại các vùng phía bắc Vòng Bắc Cực, mặt trời mùa hè có thể không bao giờ xuống dưới đường chân trời, vì thế Na Uy được miêu tả là “Vùng đất của Mặt trời lúc nửa đêm.” Trong mùa hè, người dân ở phía nam Vòng Bắc Cực có ánh sáng mặt trời trong vòng gần 20 giờ trong ngày.

5. Ngôn ngữ 

Ngôn ngữ Na Uy Bắc Germanic có hai hình thức viết chính thức, Bokmål và Nynorsk. Trong đó Bokmål được đại đa số người sử dụng, khoảng 85-90%. Khoảng 95% dân số sử dụng tiếng Na Uy như tiếng mẹ đẻ, dù nhiều người nói các thổ ngữ có thể khác biệt rất nhiều so với ngôn ngữ viết.

Các ngoại ngữ chính (primærfremmedspråk) được dạy tại Na Uy là tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp. Tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Tây Ban Nha cũng thường được dạy như ngôn ngữ thứ hai hoặc thường xuyên hơn là ngôn ngữ thứ ba. Tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Ý, tiếng Latin và tiếng Trung (tiếng phổ thông) được giảng dạy ở một số trường, chủ yếu ở các thành phố. Theo truyền thống, tiếng Anh, tiếng Đức và tiếng Pháp được coi là các ngoại ngữ chính ở Na Uy.

6. Văn hoá 

Người Na Uy vô cùng giản dị, giản dị từ cách ăn mặc, dù nghèo nàn, dù đi làm hay trong những bữa tiệc tùng. Trừ ngày Quốc khánh 17.5 hàng năm là dịp người Na Uy ăn mặc cầu kỳ nhất, với những bộ trang phục truyền thống có màu sắc nổi bật, có những hoạ tiết rực rỡ được thêu bằng tay, và những món đi kèm như giày, mũ, tất, thắt lưng, ví, đồ trang sức…

Người Na Uy luôn có các thực phẩm như cá, pho mát, các loại rau củ và dâu. Các món truyền thống của người Na Uy là lutefisk, Rakfish, Farikal,…

Các tác phẩm nổi tiếng như Historia Norwegie, Thidreks saga và Konungs skuggsjá,.. là sự trộn với truyền thống khẩu ngữ địa phương và ảnh hưởng của Ireland nó đã dẫn tới giai đoạn phát triển rực rỡ của văn chương ở cuối thế kỷ XII đầu thế kỷ XIII.

Thể thao là một phần quan trọng của văn hóa Na Uy và các môn thể thao phổ biến của nước này bao gồm bóng đá, bóng ném, hai môn phối hợp, trượt tuyết băng đồng, trượt tuyết nhảy, trượt băng và ở mức độ thấp hơn là khúc côn cầu trên băng.

Bandy (khúc côn cầu gậy cong) là một môn thể thao truyền thống ở Na Uy và đất nước này là một trong bốn nước sáng lập Liên đoàn Quốc tế Bandy. Xét về số vận động viên được cấp phép, đây là môn thể thao mùa đông lớn thứ hai trên thế giới

7. Lịch sử

Vương quốc Na Uy được thành lập vào năm 872. Với sự sáp nhập của hàng loạt các tiểu quốc và tồn tại như thế trong suốt hơn 100 năm.

Người Na Uy đã thành lập các thành phố Limerick, Dublin và Waterford của Ireland. Thành lập các cộng đồng thương mại gần các khu định cư Celtic của Cork và Dublin sau này trở thành hai thành phố quan trọng nhất của Ireland.

Triều đại Fairhair đã kết thúc năm 1387. Việc ngôi vua của Na Uy, Đan Mạch, và Thuỵ Điển rơi vào tay Nữ hoàng Margrethe I của Đan Mạch khi nước này gia nhập Liên minh Kalmar với Đan Mạch và Thuỵ Điển.

Trong năm 1397, Đan Mạch, Na Uy và Thụy Điển được thành lập và thành lập Liên minh Kalmar. Sau khi Thụy Điển tách ra vào năm 1523, liên minh trên thực tế đã bị giải thể. Từ năm 1536 đến năm 1537, Đan Mạch và Na Uy thành lập một liên minh cá nhân mà cuối cùng sẽ phát triển thành các nhà nước vào năm 1660 tích hợp mang tên Đan Mạch-Na Uy.

Na Uy lợi dụng cơ hội để tuyên bố độc lập, chấp nhận một hiến pháp dựa trên mô hình hiến pháp Mỹ và Pháp. Và bầu vị thái tử người Đan Mạch Christian Fredrik lên làm vua ngày 17 tháng 5 năm 1814.

Từ năm 1537 đến 1814, Na Uy là một phần của Vương quốc Đan Mạch-Na Uy; từ năm 1814 đến 1905 thì nằm trong Vương quốc Liên hiệp Thụy Điển và Na Uy.

Cuộc ly khai hòa bình của Na Uy với Thuỵ Điển ngày 7 tháng 7 năm 1905.

8. Những địa điểm nổi tiếng tại Na Uy

Thủ đô Oslo

Con đường Atlantic

Thành phố Bergen

Đường hầm Laerdal

Trolltunga

Thung lũng Flam

Ngôi làng Reine

9. Những thành tựu đạt được 

Niels Henrik Abel là một nhà toán học người Na Uy có nhiều đóng góp trong giải tích và đại số. Trong đó có chứng minh phương trình bậc năm không giải được bằng căn thức. Giải Abel được đặt theo tên ông.

Marius Sophus Lie là một nhà toán học người Na Uy. Ông là người tạo ra lý thuyết của các đối xứng liên tục, và ứng dụng nó và việc nghiên cứu hình học và phương trình đạo hàm riêng.

Thế kỉ XX, Nauy có 3 tiểu thuyết gia được giải Nobel văn học là Bjornstjerne Bjornson (năm 1903), Knut Hamsun (năm 1920) và Sigrid Undset (năm 1928).

Trong Báo cáo Hạnh phúc thế giới 2017, Liên hợp quốc nhận xét “Nền kinh tế thịnh vượng cùng khả năng tiếp cận rộng rãi với sự bình đẳng về quyền lợi giáo dục, y tế chất lượng cao khiến người dân Nauy luôn hài lòng với cuộc sống”.

10. Các trường đại học danh tiếng tại Na Uy

  1. Đại học Oslo

2. Đại học Bergen

3.Đại học Stavanger

4.Đại học Agder

5.Đại học Bắc cực Na Uy

Trường kinh doanh BI Na Uy

NHH Trường Kinh tế Na Uy

Đại học Nord.

Qua những điều cần biết về Nauy ,chắc hẳn các bạn cũng có thêm rất nhiều kiến thức thú vị về quốc gia này!

NORWAY

Geography

Norway, officially the Kingdom of Norway, is a country in Northern Europe in northwest Europe. Whose territory includes the western and northernmost parts of the Scandinavian Peninsula. Including the island of Jan Mayen and the Svalbard archipelago, are two territories located very close to the North Pole.

Norway is a country in Northern Europe that comprises the western part of Scandinavia. The jagged coast stretches for more than 2,500 kilometers, divided by numerous fjords and some 50,000 islands. To the east, Norway shares 2,542 kilometers of land borders with Sweden, Finland, and Russia. Norway is bounded to the west, north, and south by the Norwegian Sea, the North Sea, and Skagerak.

Norway has a total area of 385,207 square kilometers (148,729 sq mi).

Capital: Oslo and it is also the largest city in Norway

Link to the map

Population

According to the most recent United Nations figures, Norway’s current population is 5,462,528 (2021). Currently Norway has 0.07 percent of the world’s population.

Norway is ranked 119th in the world by population of countries and territories. It has a population density of 15 people per square kilometer.

Urban areas are home to 82.97 percent of the population (4,498,221 people in 2019). Norway’s median age is 40.0 years old.

According to the Norwegian government, 14 percent of the Norwegian population is either an immigrant or was born in Norway but has both immigrant parents. Immigrants from the EU, North America, and Australia make up approximately 6% of the population. While immigrants from Asia, Africa, and Latin America make up approximately 8.1 percent of the population. Immigrants make up a large proportion of the population, particularly in major cities.

Economy

Norway has the second highest GDP per capita in Europe (second only to Luxembourg) and the world’s sixth highest GDP per capita (PPP). Norway is now the world’s second richest country in terms of monetary value, with the largest capital reserves per capita of any country.

The oil and gas industry (Statoil), hydroelectric power generation (Statkraft), aluminum production (Norsk Hydro), banking (DNB), and telecommunications providers all contribute significantly to the state’s revenue from natural resources (Telenor).

Natural resources such as oil, hydroelectricity, fisheries, forests, and minerals abound in the country. Huge reserves of oil and natural gas were discovered in the 1960s, resulting in an economic boom. Norway has become one of the countries with the highest standard of living in the world, in part due to its abundance of natural resources in comparison to its population size. The oil and gas industry contributed 28 percent of the state budget in 2011.

Climate

Because of hot ocean currents along the coast and heavy rainfall, Norway has a temperate climate. Summer temperatures average 15 degrees Celsius, while winter temperatures average -5 degrees Celsius. The Continent has four distinct seasons, with cold winters and little rain inland.

In such northern latitudes, Norway has warmer temperatures and more rainfall, particularly along the coast. The climate in the Arctic region is primarily marine subarctic, whereas Svalbard has an arctic tundra climate.

The day has a significant seasonal variation. The summer sun never sets below the horizon north of the Arctic Circle, which is why Norway is known as the “Land of the Midnight Sun.” During the summer, people south of the Arctic Circle enjoy nearly 20 hours of daylight per day.

Language

Bokmal and Nynorsk are the official written forms of the North Germanic Norwegian language. In which the vast majority of people, approximately 85-90 percent, use Bokmal. Although many people speak dialects that differ greatly from the written language, approximately 95 percent of the population speaks Norwegian as a mother tongue.

English, German, and French are the primary foreign languages (primrfremmedsprk) taught in Norway. German, French, and Spanish are also frequently taught as second or, more frequently, third languages. Some schools, primarily in cities, teach Russian, Japanese, Italian, Latin, and Chinese (Mandarin). English, German, and French were traditionally regarded as the most important foreign languages in Norway.

Climate

Norwegians are extremely simple, as evidenced by the way they dress, even when they are poor, whether at work or at parties. Except for National Day on May 17 each year, when Norwegians dress the most elegantly, with traditional costumes in vibrant colors, hand-embroidered patterns, and accessories such as shoes, hats, socks, belts, wallets, jewelry…

Norwegians always have fish, cheese, vegetables, and berries on hand. Traditional Norwegian dishes include lutefisk, rakfish, farikal, and so on.

Famous works such as Historia Norwegie, Thidreks saga, and Konungs skuggsjá. Among others, were mixed with local oral traditions and Irish influences, resulting in a period of literary flourishing at the end of the 12th century.

Football, handball, pentathlon, cross-country skiing, snowboarding, ice skating. And leveling are among the most popular sports in Norway. lower than that of ice hockey

In Norway, bandy is a traditional sport, and the country is one of the four founding members of the International Federation of Bandy. It is the world’s second largest winter sport in terms of licensed athletes.

History

The Kingdom of Norway was formed in 872 by the union of several states, and it has remained that way for more than a century.

The Norwegians founded Limerick, Dublin, and Waterford in Ireland. Trading communities were established near the Celtic settlements of Cork and Dublin, which later became Ireland’s two most important cities.

The Fairhair dynasty came to an end in 1387. When Denmark joined the Kalmar Union with Denmark and Sweden, the thrones of Norway, Denmark, and Sweden passed to Queen Margrethe I of Denmark.

Denmark, Norway, and Sweden established the Kalmar Union in 1397. The union was de facto dissolved following Sweden’s breakup in 1523. Denmark and Norway formed a personal union from 1536 to 1537, which would eventually develop into integrated states known as Denmark-Norway in 1660.

On May 17, 1814, Norway declared independence, adopted a constitution modeled after the American and French constitutions, and elected Danish crown prince Christian Fredrik as king.

Norway was a part of the Kingdom of Denmark-Norway from 1537 to 1814, and the United Kingdom of Sweden and Norway from 1814 to 1905.

On July 7, 1905, Norway peacefully seceded from Sweden.

Some of famous places in Norway

Oslo’s capital city

Atlantic Road

City of Bergen

Laerdal Tunnel

Trolltunga

Flam Valley

The village of Reine

Outstanding achievement

Niels Henrik Abel was a Norwegian mathematician who contributed significantly to calculus and algebra. Including demonstrating that quadratic equations cannot be solved by their roots. He is commemorated by the Abel Prize.

Marius Sophus Lie is a mathematician from Norway. He developed the theory of continuum symmetries, as well as its applications in geometry and partial differential equations.

Norway had three Nobel Prize-winning novelists in the twentieth century: Bjornstjerne Bjornson (1903), Knut Hamsun (1920), and Sigrid Undset (1923). (1928).

The United Nations stated in its 2017 World Happiness Report that “Norwegians have a prosperous economy and broad access to equal rights to high-quality education and health care.”

Norway’s Reputable Universities 

1.University of Oslo

2 . University of Bergen

3. University of Stavanger

4. University of Agder

5. UiT Norwegian Arctic University

6. BI Norwegian Business School

7. NHH Norwegian School of Economics

8. Nord University.

Qua những điều cần biết về Na Uy, A+ English mong có thể giúp các bạn bổ sung thêm nhiều kiến thức bổ ích về quốc gia này

4.7/5 - (4 votes)

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo