PHƯƠNG PHÁP HỌC TẬP PHÙ HỢP MỌI NGƯỜI

by | Jul 10, 2021 | PHƯƠNG PHÁP THIẾU NHI

Ngày nay, có vô vàn phương pháp để học viên tiếp cận với việc học Anh văn. Nhưng đâu mới là phương pháp mang lại hiệu quả cho giáo viên và người học? Dưới đây là chia sẻ của A+English về phương pháp học tập phù hợp dành cho mọi học viên.

1. Phương pháp học tập đa giác quan

“Mỗi người sẽ có cho mình một phương pháp học khác nhau. Một số người học chủ yếu từ thị giác, thính giác hoặc xúc giác,… Nhưng cách não bộ của người học hoạt động lại không giống như vậy. Nghĩa là không chỉ tập trung vào một giác quan duy nhất để tiếp nhận nội dung bài học. Các thông tin khác nhau trong bài học sẽ được xử lý trong các khu vực khác nhau của não. Tuy nhiên, bộ não được liên kết rất chặt chẽ với nhau. Nên khi một phương thức (như thị giác,…) kích hoạt, những phương thức khác sẽ được kích hoạt cùng lúc.” – Phil Dexter chia sẻ.

Ông cho rằng mọi người thường sử dụng các giác quan của mình trong cuộc sống. Tất nhiên chúng ta vẫn có thể vận dụng trong việc học, nhất là học ngoại ngữ, giao tiếp,…trở thành công dân toàn cầu. Các kênh tiếp nhận thông tin của chúng ta rất đa dạng. Học viên không chỉ học bằng thị giác, thính giác mà còn có xúc giác.

2. Làm thế nào để tạo ra tiết học đa giác quan trong thực tế? 

Để bài học đa dạng nhiều giác quan, giáo viên đưa một từ vựng yêu cầu đặt câu hoàn chỉnh. Sau đó, học viên có thể thay đổi vị trí của từ để tạo ra một câu mới. Các phần khác nhau của câu cũng nên được ký hiệu bằng nhiều màu sắc khác nhau. Ví dụ: động từ ứng với màu xanh lá cây và tính từ ứng với màu đỏ. Nhiều hoạt động đa dạng cũng có thể hỗ trợ việc học. Bởi sẽ có học viên thích bài học nhiều sắc màu và số khác thích vừa học vừa vận động.

Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là học viên luôn tiếp thu tốt qua thị giác hay vận động. Vì quá trình học tập còn có thể tiếp nhận thông tin bằng thính giác hoặc xúc giác. Do đó, giáo viên cần linh hoạt sử dụng cách tiếp cận đa giác quan để tránh sự nhàm chán. Từ đó giúp tiết học trở nên thú vị và phù hợp hơn với tất cả mọi người. 

3. Giáo viên cần nắm bắt nhu cầu của người học cho phương pháp học tập hiệu quả

Đối với giáo viên, việc hiểu và nắm bắt nhu cầu ngôn ngữ của học viên là rất quan trọng. Việc xây dựng mối quan hệ giữa giáo viên và học viên là điều tất yếu trong chương trình học. Để thực hiện điều này, giáo viên cần thực hiện từng bước nhỏ, xem xét cách tiếp cận phù hợp. Nếu không thành công trong lần đầu tiên thì cần kiên trì và thử lại nhiều lần. Giáo viên nên sẵn sàng xem những lỗi sai của mình hoặc của học viên để rút kinh nghiệm cho lần sau.

Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần đưa ra phản hồi phù hợp cho học viên. Ngược lại, học viên cũng cần biết những điểm thiếu sót của bản thân để nhờ giáo viên hỗ trợ. Có như vậy, mối quan hệ giữa thầy và trò mới sẽ trở nên tốt hơn.

4. Làm thế nào để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm cho nhau?

Mọi thử nghiệm và sai sót diễn ra trong lớp học đều có thể được chia sẻ ra bên ngoài. Giáo viên có thể trình bày khám phá của mình trên tạp chí, hội nghị hay diễn đàn giáo dục. 

Giáo dục tràn ngập những phương pháp học tập nhưng chỉ có thể hiểu được thông qua thực tiễn. Đó là lý do tại sao các giáo viên luôn muốn lắng nghe những chia sẻ từ đồng nghiệp. Những công trình nghiên cứu chỉ thật sự hữu ích khi chúng được ứng dụng trên thực tế. Hãy thử nghiệm những phương pháp mới và chia sẻ kinh nghiệm để mọi người học hỏi lẫn nhau.

Đánh giá bài viết

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo