CÁCH TRẺ CHIA SẺ VỚI NGƯỜI KHÁC

by | Jun 1, 2021 | Giáo Dục Sớm

Cách trẻ chia sẽ cùng con là một trong những kỹ năng sống quan trọng. Chia sẻ là một trong những kỹ năng xã hội quan trọng của trẻ. Nó sẽ giúp bé dễ kết bạn, hòa nhập với bạn bè khi đi học. Nhưng không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng biết chia sẻ những gì mình có với người khác. Cho nên cha mẹ cần dạy cho trẻ biết cách sẻ chia ngay khi còn nhỏ.Cùng A+ English chia sẽ tìm hiểu thêm nhé để chia sẽ với người khác.

1.Dạy con ngoan hiểu được chia sẻ cùng con là một niềm vui

Bạn nên khen và nựng con mình khi bé cho bạn chơi chung hay mượn đồ chơi. “Con mẹ ngoan nhất”, “Mẹ rất vui khi thấy con cho bạn mượn đồ chơi của mình”, “Con làm rất đúng”.

Dạy cho bé những trò chơi mang tính cộng đồng mà những người chơi phải cùng nhau làm việc. Chẳng hạn như xếp hình, giải câu đố, nắm tay xếp vòng tròn,… Tạo cơ hội cho trẻ chia sẻ đồ ăn với bạn khác. Hay có thể thì chụp hình lại những lúc bé chơi cùng với các bạn khác . Và sau đó hỏi lại để trẻ nhớ.

Nếu ở nhà thì nên cho bé tham gia vào những việc làm đơn giản để phụ giúp ông bà, cha mẹ . Ví dụ như trồng cây, lau bàn ghế, bỏ quần áo vào tủ khi mẹ đã xếp xong,…

2.Đừng phạt khi trẻ tỏ ra ích kỷ

Nếu bạn đánh hay mắng trẻ là “đứa bé ích kỷ” trong khi trẻ chưa biết thế nào là chia sẻ hay ích kỷ. Hay bạn bắt trẻ phải đưa đồ chơi của mình cho bé khác thì thật sai lầm. Như vậy con bạn sẽ càng ghét đứa bé kia hơn. Và vô tình chúng ta đã tạo cho bé sự oán hận chứ không phải sự sẻ chia.

3.Trấn an trẻ

Bạn nên giải thích cho bé biết là người khác mượn đồ rồi sẽ trả lại. Và sẽ không làm hư hại  đồ của bé. Bởi các bé thường hay sợ mất đồ nên không thích cho người khác mượn.

4.Giải thích cho trẻ hiểu thế nào là luân phiên – lần lượt

Điều này rất cần cho trẻ dù ở trường hay ở nhà. Chẳng hạn như ở trường nên chỉ cho bé cách xếp hàng hay nhận quà của cô giáo, khi nào đến lượt mình thì mới nhận, không nên chen lấn hay giành đồ của bạn.

Còn ở nhà thì có thể tập cho bé trò chơi chồng các hình khối lên nhau, mẹ chồng một khối rồi mới đến lượt của bé, cứ thế mà thay phiên nhau. Hoặc bạn có thể bày tỏ sự  âu yếm bằng cách mẹ thơm má bé một cái và yêu cầu bé thơm lại.

5.Giải thích cho trẻ hiểu cảm giác bị từ chối

Cha mẹ nên giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ bị bạn từ chối không cho chơi cùng. Ví dụ như bạn có thể hỏi trẻ “Bạn Minh không cho con mượn xe, con có buồn không?”, “Dạ có”, “Vậy nếu đổi lại con cũng không cho bạn Minh mượn xe thì bạn Minh có buồn không?”, “Dạ có”, “Nếu con cho bạn Mình mượn đồ chơi thì lần sau Minh cũng sẽ cho con mượn lại đồ chơi của bạn ấy.” Từ đó khi trẻ hiểu được cảm giác bị từ chối trẻ sẽ thông cảm với bạn hơn,  dễ dàng chơi chung cùng bạn bè một cách thân ái, hoà đồng.

6.Tôn trọng đồ của bé

Một số trẻ khi thấy bạn cầm đồ chơi, cuốn sách hay mặc đồ của mình thì sẽ vứt bỏ những đồ đó dù cho là đồ mới dùng. Vì thế bạn nên hỏi ý của bé trước khi mượn bất kỳ đồ đạc gì của bé, cho dù đó có thể chỉ là cây bút chì và cho trẻ quyền quyết định cho mượn hay không.

Đồng thời bạn cũng nên dạy cho trẻ cần nên xin phép khi muốn mượn đồ chơi. Khi được sự đồng ý của bạn thì mới được lấy món đó, chứ không tự tiện mà lấy dùng. Sau mỗi lần mượn thì phải nhớ cảm ơn. Và bạn cũng đảm bảo rằng anh chị em hay người trong nhà cũng tôn trọng những đồ dùng của trẻ. Bằng cách yêu cầu họ khi mượn thì phải biết giữ gìn cẩn thận.

7.Khuyến khích trẻ trao đổi đồ chơi là cách giúp trẻ con chia sẽ với người khác

Trao đổi đồ chơi bé sẽ được chơi nhiều trò hơn. Thích thú hơn và lần sau bé sẽ tự giác lại đổi đồ chơi với bạn . Và bảo đảm với trẻ rằng cho bạn chơi chung không có nghĩa là tặng đồ chơi đó cho bạn. Nếu trẻ con cho các bạn chơi chung đồ chơi thì các bạn cũng chia sẻ lại đồ chơi cho nó. Bạn cũng có thể khuyên trẻ hướng dẫn cách sử dụng đồ chơi với bạn, trẻ sẽ rất thích.

8.Khuyến khích trẻ quan tâm tới bạn bè

Trẻ đi học về thì bạn có thể hỏi trẻ những việc ở lớp, tập cho trẻ sự quan tâm khi thấy bạn khóc con không nên cười bạn . Con nên hỏi tại sao bạn khóc. Và nói với bạn là đừng buồn nữa. Con có đồ chơi rất hay và rủ bạn cùng chơi chung và chia sẽ cùng con.

9.Biểu dương khi trẻ biết chia sẽ là cách chia sẽ cùng con

Ngoài việc ôm hôn hay khen bé, trong bữa cơm bạn có thể khen ngợi việc tốt của bé trước mọi người. Dẫn bé đi chơi hay có thể cho bé chọn một món bất kì khi ăn ở ngoài. Bé sẽ biết đó là những việc mình làm là đúng và người lớn rất thích. Từ đó bé sẽ muốn làm nhiều hơn nữa việc cách trẻ chia sẽ cùng con.

10.Người lớn nên làm gương cho trẻ

Không có bài học nào tốt hơn bài học từ tấm gương cha mẹ và những người xung quanh. Đó những bài học mà bản thân trẻ tự quan sát thấy. Khi bạn nấu một món ăn thì bạn nên kêu bé mang sang biếu cho ai đó.Hay những đồ chơi mà bé không dùng nữa thì đem cho bạn.

Hãy chỉ cho bé cách chia sẻ cho dù đó là món đồ nhỏ nhất: cây kem, cây bút chì màu hay tờ giấy. Sử dụng từ chia sẻ để diễn tả điều bạn đang làm. Hãy để cho trẻ thấy cha mẹ biết chia sẻ,  yêu thương người khác. Như thế nào để trẻ hình thành ý thức trong đầu khi còn nhỏ.

Trên đây, những kinh nghiệm A+ English muốn chia sẽ, hy vọng giúp cha mẹ hiểu hơn để con trẻ chia sẽ với người khác. Nuôi dạy con thành công.

Đánh giá bài viết

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo