ĐỪNG TRẢ LỜI HÃY TƯ DUY TRONG HỌC TẬP

by | Jul 17, 2021 | PHƯƠNG PHÁP THIẾU NHI

Tư duy trong học tập hiệu quả, các bậc giáo dục cao hơn đang phát triển nhanh và sôi động hơn ta tưởng tượng. Bây giờ, các nguồn thông tin tham khảo của học sinh không chỉ dừng lại ở sách. Nó còn có internet, người trợ thủ đắc lực sẽ giải đáp mọi thắc mắc mà học sinh cần.

Có một sự thật rằng học sinh luôn có những thắc mắc cần được giải đáp. Là một nhà giáo, chúng ta cần ở bên và hỗ trợ khi con cần. Đây là một quá trình gian khổ và đòi hỏi nỗ lực không ngừng. Người giáo viên có bổn phận phát triển và mài giũa những đứa trẻ nên người. Cụ thể hơn là giúp những đứa trẻ có đầu óc phân tích và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Trường học chính là nền tảng vững chắc để con sẵn sàng bước vào đời.

Cùng A+ English mời xem qua các cấu trúc lớp học thường thấy ở các bậc giáo dục cao nhé.

1. Lớp học giáo khoa

Cấu trúc lớp học này phụ thuộc nhiều vào sự điều khiển của giáo viên. Thầy cô sẽ kiểm soát lớp học và truyền đạt thông tin. Sau đó gọi ngẫu nhiên từng học sinh để trả lời câu hỏi. Với phương pháp này, học sinh không cần suy nghĩ nhiều, chỉ cần lặp lại những gì đã được học. Tuy nhiên, cách này khiến học sinh tin rằng việc học chỉ là làm theo những gì giáo viên nói. Về phía giáo viên, họ cũng sẽ tin rằng cả lớp đang học và đây là một lớp học xuất sắc. Tuy nhiên, sự thật lại không phải vậy. 

2. Lớp học theo nhóm

Cấu trúc lớp học này xoay quanh việc học sinh được giao cho một bài tập để suy nghĩ. Giáo viên sẽ chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và được cho thời gian để thảo luận với nhau. Trong cuộc thảo luận nhóm, các thành viên sẽ viết ra câu trả lời của mình. Sau đó, nhóm sẽ chọn ra vài thành viên đại diện để thuyết trình về đáp án của nhóm. Giáo viên có thể cho cả lớp hỏi lại nếu có thắc mắc. Vào cuối buổi học, học sinh sẽ nộp lại phiếu trả lời sau khi đóng góp xây dựng bài.

Tuy nhiên câu hỏi đặt ra là: Làm sao để tạo môi trường học tập mà ở đó học sinh tự kiểm soát việc học của mình? Và chúng ta, những người hướng dẫn nên làm gì tạo điều kiện học tập tốt nhất cho các em? Sau đây, A+ English xin giới thiệu ba hoạt động học tập rất hữu ích. Khi áp dụng sẽ giúp học sinh cơ hội phát triển khả năng học sâu và hợp nhóm hiệu quả. Hoạt động này giúp hình thành môi trường mà học sinh có quyền lên tiếng, được tôn trọng, lắng nghe. 

3. Hoạt động lên ý tưởng

Học sinh sẽ làm chủ được việc học, phát triển tư duy học tập sâu sắc hơn qua việc đại diện nhóm. Từ đó xây dựng bài và chia sẻ kiến thức trong phạm vi nhóm.

Cách tiến hành:

Đầu tiên, bước 1: Giáo viên mở đầu bài giảng bằng câu hỏi mở.

Bước 2: Từng học sinh có 1-2 phút để suy nghĩ và ghi lại câu trả lời.

Tiếp theo, bước 3: Giáo viên chia lớp thành những nhóm nhỏ. Cho học sinh thời gian để nghe qua câu trả lời của các thành viên cùng nhóm. Lúc này, các thành viên sẽ ghi chú lại và đưa ra câu hỏi.

Bước 4: Yêu cầu các nhóm thống nhất câu trả lời. Sau đó, chuẩn bị sẵn sàng để chia sẻ cho cả lớp.

Cuối cùng, Bước 5: Giáo viên tập hợp cả lớp lại. Cho các nhóm thời gian để đưa ra câu trả lời, nhận phản hồi và câu hỏi từ nhóm khác.

4. Hoạt động trao đổi ý tưởng

Hoạt động này thúc đẩy trách nhiệm cá nhân, chủ động lắng nghe và khả năng xử lí thông tin. Ngoài ra, học sinh sẽ được rèn luyện kỹ năng giao tiếp và trách nhiệm khi làm việc nhóm.

Cách tiến hành:

Đầu tiên, bước 1: Giáo viên bắt đầu bài giảng bằng cách đưa ra câu hỏi liên quan trực tiếp để bài tập.

Bước 2: Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm A và B. Cả 2 nhóm cần ghi chú lại câu trả lời của mình.

Sau đó, bước 3: Các thành viên của A và B chia sẻ câu trả lời cho nhau. Trong lúc này, nhóm A sẽ nói, nhóm B ghi chú lại câu trả lời. và ngược lại.

Bước 4: Các thành viên của nhóm A và B tiếp tục được chia ra thành nhiều nhóm nhỏ hơn. Lúc này, thành viên nhóm A đưa ra câu trả lời của mình kèm câu trả lời của nhóm B. Nhóm B ghi chú lại. Sau đó, các thành viên đổi chỗ cho nhau. Giáo viên có thể thực hiện việc trao đổi này nhiều lần.

Tiếp, bước 5: Giáo viên cho học sinh ghi câu trả lời riêng của mình vào phiếu trả lời.

Bước 6: Thảo luận về việc tương tác theo nhóm nhỏ ảnh hưởng như thế nào tới đáp án của các em.

Cuối cùng, bước 7: Tất cả học sinh nộp bài trước khi kết thúc buổi học.

5. Hoạt động chuyển ý tưởng

Hoạt động này khuyến khích trách nhiệm cá nhân, chia sẻ và đánh giá kiến thức. Học viên cũng học được cách làm việc nhóm, rèn kỹ năng giao tiếp và đóng góp xây dựng bài tư duy học tập.

Cách tiến hành:

Đầu tiên, bước 1: Giáo viên bắt đầu bài giảng bằng cách đưa ra câu hỏi liên quan trực tiếp về bài tập.

Bước 2: Từng học sinh có 1-2 phút để suy nghĩ câu trả lời.

Tiếp theo, bước 3: Giáo viên chia lớp thành từng nhóm nhỏ.

Bước 4: Giáo viên hướng dẫn lớp viết câu trả lời ra giấy. Sau đó chuyền cho bạn cùng nhóm ở bên trái.

Sau đó, bước 5: Hoạt động này diễn ra trong 3 phút cho đến khi các thành viên đã đọc đáp án của bạn.

Bước 6: Giáo viên hướng dẫn các thành viên trong nhóm chọn ra câu trả lời tốt nhất. Sau đó chuẩn bị phần giải thích và mở rộng cho câu trả lời đó.

Cuối cùng, bước 7: Giáo viên tập hợp cả lớp lại và bắt đầu thảo luận.

6. Kết luận

Để tổ chức thành công các hoạt động trên, hãy chú ý đến tính liên tục. Tổ chức các cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ sẽ cung cấp cho học sinh:

  • Hiểu biết vai trò người học và người tạo điều kiện trong việc chia sẻ kiến thức ở trong lớp.
  • Nhiều cơ hội tiếp thu kiến thức thông qua các cuộc thảo luận trong nhóm nhỏ và nhóm lớn.
  • Cơ hội tham gia xây dựng bài xuyên suốt khóa học và cả học kì.

Hãy nhớ rằng, mục đích của chúng ta là nuôi dưỡng đam mê học hỏi của học sinh. Đồng thời giúp các em chuẩn bị tốt cho tương lai. Vì vậy, giáo viên phải khiến cho từng cơ hội học tập trở nên ý nghĩa và có ích cho cuộc sống. Tốt hơn nữa là có ích cho lĩnh vực chuyên môn của học sinh sau này.

Trên đây, A+ English chia sẽ về những kinh nghiệm về tư duy học tập hiệu quả.

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo