HỘI CHỨNG TUỔI DẬY THÌ

by | Jun 7, 2021 | Giáo Dục Sớm

Hội chứng tuổi dậy thì nguyên nhân, dấu hiệu và giải pháp giúp phụ huynh hiểu hơn về con cái. A+ English chia sẽ những hội chứng dậy thì tuổi mới lớn để cha mẹ hiểu hơn về con cái của mình.

Nguyên nhân khiến trẻ dễ gặp hội chứng tuổi dậy thì

Những thay đổi lớn của cơ thể khiến trẻ có nhiều khác biệt so với trước đây, cụ thể như:

Con gái: cao vọt, ngực to hơn, xuất hiện kinh nguyệt, mặt bị mụn. Trang phục khi đi học cũng khác trước, bắt đầu mặc áo lá, áo ngực…

Còn con trai: cao lớn, bể tiếng, có ria mép, mặt bị mụn…

Những trẻ vào tuổi dậy thì thuộc top sớm trong lớp có thể bị bạn bè săm soi, chê bai, chọc ghẹo… Điều này có thể khiến trẻ tự ti, mặc cảm. Nếu không được giải tỏa tâm lý, về lâu dài, con có thể bị áp lực, trầm cảm, rối loạn cảm xúc. Thậm chí còn có cả rối loạn tâm thần.

Điều này xảy ra cùng lúc và diễn biến quá nhanh với những biến đổi liều lượng hormone giới tính khiến cảm xúc của trẻ thất thường. Làm trẻ khó làm chủ bản thân. Vì vậy, hơn lúc nào hết, bạn cần hiểu và đồng hành với con trong giai đoạn này.

Các hội chứng tuổi dậy thì thường gặp ở trẻ

1. Rối loạn cảm xúc

Con rất nhạy cảm, thường xuyên trải qua những trạng thái cảm xúc thái quá đó là hội chứng tuổi dậy thì. Cụ thể, như khi vui sẽ quá vui, khi buồn sẽ quá buồn, vui buồn thất thường.

Cảm xúc bắt đầu từ tình trạng rối loạn tại não bộ. Biểu hiện của rối loạn cảm xúc là mất ngủ, hoạt động chậm chạp, mất tập trung, hay quên, vẻ mặt không tươi tắn, chán ăn… Con dễ phản ứng cực đoan trước những lời chọc ghẹo. Có ý nghĩ tiêu cực trước nhiều sự việc.

2. Rối loạn tâm lý hành vi

Trẻ căng thẳng, dễ bực bội, ngang bướng. Đôi khi thích làm trái lời người lớn, thậm chí có lúc còn hỗn hào. Nhiều trẻ còn gặp chứng mất ngủ, đứng ngồi không yên. Có những hành vi bất thường như bỏ nhà ra đi, gây hấn với người khác.

Một số trẻ còn cho mình kém cỏi hoặc xấu xí nên tự ti, không thích tiếp xúc với người khác. Dần dần, con ngày càng lâm vào tình trạng stress, mệt mỏi, suy nghĩ luẩn quẩn, căng thẳng, lo âu… Đây chính là nguyên nhân căn bản đẩy các em rơi vào chứng trầm cảm, hoang tưởng. Ở tuổi này, các em dễ bị tác động từ môi trường bên ngoài như bạn bè xấu, văn hóa phẩm đồi trụy, phim ảnh bạo lực.

Khi rối loạn hành vi, trẻ có thể gây thương tích cho người khác, trộm cắp, đua xe mạo hiểm…

Dẫn đến, rối loạn hành vi, rối loạn cảm xúc. Nếu không được điều chỉnh kịp thời, trẻ có thể bị rối loạn tâm thần.

3. Rối loạn tâm thần

  • Trầm cảm

Ở tuổi dậy thì, lượng hormone giới tính thay đổi, áp lực học tập. Mối quan hệ bạn bè không vui vẻ khiến trẻ sống thu mình. Rối loạn tâm thần trầm cảm khiến nhiều trẻ tự dựng lên cho mình một thế giới “ảo”. Không quan tâm tới bất cứ thứ gì, bất kỳ ai “ngoài đời thực”. Nguy hiểm hơn, nhiều trẻ còn có thể nghĩ đến việc tự tử.

  • Hoang tưởng

Trẻ bị suy nghĩ lệch lạc, trải qua các cấp độ nhẹ hoặc nặng. Ví dụ như luôn nghĩ có người yêu mình say đắm, hoặc nghĩ có người ganh tỵ với mình. Thậm chí có trẻ còn nghĩ luôn có người hại mình, giết mình dù thực tế không có những điều này. Trẻ mắc hội chứng tuổi dậy thì hoang tưởng có suy nghĩ sai lệch. Nhưng luôn tự cho là đúng, người khác không thể đả thông hay giải thích được.

Hoang tưởng của hội chứng tuổi dậy thì có thể xảy ra. Dần dần theo nhiều ngày, nhiều tuần, nhiều tháng hoặc hơn. Biểu hiện sớm của chứng này đôi khi có thể giống như chứng lo âu hoặc trầm cảm.

Đồng hành với con vượt qua hội chứng tuổi dậy thì

Bạn nên khéo léo chú ý đến tâm sinh lý, hành vi của con vì tuổi dậy thì là khoảng thời gian chuyển biến. Thay đổi lớn của mỗi người. Nếu phát hiện con có những thay đổi theo chiều hướng nghiêm trọng, đột ngột như trên. Thì đó có thể là dấu hiệu báo động về sức khỏe tinh thần.

Các hội chứng tuổi dậy thì như rối loạn tâm lý, hành vi, rối loạn tâm thần. Tuy dễ gặp nhưng có thể khỏi nếu bệnh của trẻ được chẩn đoán và điều trị sớm.

Nếu bạn thấy con có những biểu hiện tâm lý như trên thì nên đưa con đến bác sĩ chuyên khoa tâm lý, tâm thần càng sớm càng tốt. Đây là lúc trẻ rất cần sự chăm sóc, hướng dẫn của người thân trong gia đình cũng như của các bác sĩ, chuyên gia tâm lý.

Bạn nên có chế độ dinh dưỡng đầy đủ cho con với thực đơn khoa học, phù hợp với độ tuổi.

Tuyệt đối không nên la mắng, nhiếc móc con. Thay vào đó hãy tạo điều kiện để trẻ bộc lộ bản thân nhiều hơn. Nếu con mắc phải những hội chứng này thì cũng là một căn bệnh như những bệnh bình thường khác. Cha mẹ không nên mặc cảm, giấu diếm, cách ly con khiến các hội chứng này càng trầm trọng hơn ở trẻ.

Trên đây, A+ English chia sẽ về bí quyết để ba mẹ hiểu về con tuổi dậy thì để có thể làm bạn với con tốt hơn. Và nuôi dạy con trưởng thành chúc các cha mẹ thành công.

Đánh giá bài viết

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo