Cùng Anh ngữ A+ tìm hiểu những con người có tầm ảnh hưởng nhất thế giới, xem họ là ai nhé!
Nội dung chính
Albert Einstein
1. Tiểu sử
- Albert Einstein (14/3/1879 – 18/4/1955) là một nhà vật lý lý thuyết người Đức. Được công nhận là một trong những nhà vật lý vĩ đại nhất mọi thời đại. Người đã phát triển thuyết tương đối tổng quát, một trong hai trụ cột của vật lý hiện đại (trụ cột còn lại là cơ học lượng tử).
- Sinh ngày: ngày 14 tháng 3 năm 1879 ở Ulm, Württemberg, Đức
- Mất ngày: 18 tháng 4 năm 1955 tại Princeton, New Jersey
- Albert Einstein sinh ra trong một gia đình gốc Do Thái tại thành phố Ulm, bên dòng sông Danube, tiểu bang Baden-Württemberg, nước Đức ngày 14 tháng 3 năm 1879. Gia đình có 5 người gồm bố mẹ ông Pauline Koch và Hermann Einstein, ông và hai cô em gái. Hồi nhỏ Einstein đã gặp đôi chút vấn đề khó khăn trong nói chuyện với người khác.
- Einstein bỏ quốc tịch Đức năm 1896 và nhận quốc tịch Thụy Sĩ năm 1901. Sau khi tốt nghiệp trường Eidgenössische Technische Hochschule (một trường đại học kỹ thuật) năm 1900 ở Zurich, Thụy Sĩ. Ông dạy toán tại một trường đại học kỹ thuật khác ở Winterthur. Rồi từ 1902 đến 1908, bắt đầu làm việc cho văn phòng cấp bằng sáng chế kỹ thuật tại Bern. V ới chức vụ giám định viên kỹ thuật hạng III.
- Einstein nhận bằng tiến sĩ từ Đại học Zurich năm 1905. Và cùng năm này xuất bản 3 công trình khoa học trong đó có thuyết tương đối hẹp.
- Sau khi phát kiến ra nguyên lý tương đương của trọng trường năm 1907. Einstein trở thành giảng viên tại Đại học Bern năm 1908. Rồi thành giáo sư vật lý tại Đại học Zurich năm 1909. Và bắt đầu được biết đến là một nhà khoa học hàng đầu. 1911, ông chuyển đến giảng tại Đại học Karl-Ferdinand ở Praha. Ông đưa ra tiên đoán đầu tiên của thuyết tương đối rộng là ánh sáng phải đi theo đường cong khi qua gần Mặt Trời.
- Einstein là một người phản đối chiến tranh và đã gây được 6 triệu đô la tiền quỹ. Bằng việc bán đấu giá bản viết tay về thuyết tương đối hẹp của mình vào năm 1944. Ông bắt đầu lâm bệnh từ năm 1949 và viết di chúc năm 1950.
- Năm 1952, chính phủ Israel mời Einstein nhận chức tổng thống, nhưng ông từ chối. Một tuần trước khi mất, Einstein ký tên vào một bức thư kêu gọi các nước không xây dựng vũ khí hạt nhân. Ông mất tại Trenton, New Jersey, 4 giờ chiều ngày 18 tháng 4 năm 1955. Do mắc chứng phình động mạch chủ bụng .
2. Sự nghiệp khoa học
- Năm 1990, ông tốt nghiệp lấy được bằng cử nhân đại học. Đây là thời kỳ long đong, khó khăn nhất của ông bởi ông lâm vào cảnh thất nghiệp.
- Vào giữa thời điểm Thế chiến I, Einstein đã đưa ra lý thuyết chung của ông về Thuyết tương đối.
- Năm 1917, ông sử dụng thuyết tương đối rộng để miêu tả mô hình cấu trúc của toàn thể vũ trụ.
- Đến năm 1919 Thuyết tương đối đã được đưa vào thử nghiệm, nhưng không phải bởi Einstein.
- Năm 1929, ông xuất bản bài báo đầu tiên về lý thuyết mới trên bìa của tạp chí Time. Nhưng lý thuyết ông đưa ra có những lỗ hổng mà các nhà khoa học đã nhanh chóng chỉ ra.
- Trong các năm 1921 và 1922, Einstein đã đưa ra bài giảng về lý thuyết của mình đi khắp thế giới bao gồm cả Palestine, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, và nhiều nơi khác. Ở mỗi nơi ông đi qua, ông đều được chào đón nồng nhiệt.
- Einstein bắt đầu tìm kiếm cho mình một lý thuyết mới gắn kết giữa điện, điện từ trường, cơ học lượng tử, và lực hấp dẫn.
- Ngoài ra dưới đây là một số phát minh đáng chú ý của ông
- Trong những năm 1920, tủ lạnh dùng chất làm lạnh là những hợp chất độc hại, ăn mòn cao và dễ cháy như sulfur dioxide hay methyl formate.
- Đột phá tiếp theo của Einstein là trong công nghệ máy nghe.
- Einstein cùng người bạn của mình, Gustav Peter Bucky để tạo một camera có thể điều chỉnh tự động để thích nghi với độ sáng xung quanh.
3. Giải thưởng
Các giải thưởng đoạt được
Giải Nobel Vật lý 1921
Được Huy chương Matteucci 1921
Nhận được Huy chương Copley 1925
Và Huy chương Max Planck đầu tiên 1929
The Franklin Institute Awards 1935: Albert Einstein
Các giải thưởng mang tên Albert Einstein
- Giải thưởng Albert Einstein do Lewis and Rosa Strauss Memorial Fund thành lập năm 1951 .Nhằm trao cho các công trình vật lý lý thuyết nổi bật trong khoa học tự nhiên.
- Huy chương Albert Einstein do Hội Albert Einstein lập 1979. Trao hàng năm cho những người có cống hiến xuất sắc liên quan tới công trình của Albert Einstein
- Giải Einstein của Hội Vật lý Hoa Kỳ thành lập năm 2003 trao 2 năm một lần. Cho những người có thành tựu nổi bật trong lĩnh vực tương tác hấp dẫn.
- Giải Khoa học thế giới Albert Einstein do Hội đồng Văn hóa Thế giới lập năm 1984 trao hàng năm. Cho các công trình nhìn nhận và khuyến khích các người có công nghiên cứu và phát triển khoa học kỹ thuật. Đem lại lợi ích thiết thực cho nhân loại.
- Albert Einstein Peace Prize được khởi động từ năm 1979 nhân dịp 100 năm ngày sinh Albert Einstein.Trao cho những người đã đóng góp cho hòa bình thế giới. Giải thưởng đầu tiên được trao cho Alva Reimer Myrdal
4. Những câu nói nổi tiếng của Albert Einstein
- Một người hạnh phúc luôn hài lòng với hiện tại, thay vì lo lắng cho tương lai.
- Cách duy nhất để thoát khỏi sự trì hoãn đó là tiếp tục làm việc không ngừng nghỉ.
- Cảm giác chính là một thứ đầy định kiến nằm trong đầu bạn khi bắt đầu bước sang tuổi 18.
- Điều duy nhất tôi học được từ cuộc sống đó là tất cả những khái niệm khoa học chống lại thực tế, đều nguyên sơ. Tuy nhiên, đó lại là thứ giá trị nhất mà chúng ta có.
- Chúng ta đều biết rằng sự phân biệt tạo ra quá khứ, hiện tại và tương lai; chứ không phải sự cố chấp, cứng đầu và ảo tưởng.
- Học từ ngày hôm qua, sống ngày hôm nay, hi vọng cho ngày mai. Điều quan trọng nhất là không ngừng đặt câu hỏi.
FRANKLIN D.ROOSEVELT
1. Tiểu sử
Franklin Delano Roosevelt sinh ngày 30 tháng 1 năm 1882 tại thị trấn Hyde Park thuộc thung lũng sông Hudson, tiểu bang New York. Cha của Franklin, James Roosevelt, Sr. và mẹ, Sara Ann Delano đều xuất thân từ những gia đình giàu có lâu đời ở tiểu bang New York. Họ nội của Franklin là người gốc Hà Lan trong khi họ ngoại đến từ Pháp. Franklin là người con duy nhất của gia đình.
Roosevelt lớn lên trong một môi trường sống với nhiều đặc quyền. Bà nội của Franklin, Mary Rebecca Aspinwall, là chị em họ với Elizabeth Kortright Monroe, phu nhân tổng thống thứ năm của Hoa Kỳ, James Monroe. Còn ông ngoại của Franklin, Warren Delano, Jr., là hậu duệ của những nhà lập quốc đến đất Mỹ trên tàu Mayflower, Richard Warren, Isaac Allerton, Degory Priest, và Francis Cooke, từng làm giàu nhờ buôn nha phiến tại Trung Hoa.
Roosevelt đến học tại trường nội trú Groton thuộc giáo hội Anh giáo tại tiểu bang Massachusetts
Roosevelt hoàn tất chương trình cử nhân tại trường đại học Harvard (Harvard College là một trường thuộc viện Đại học Harvard). Đang lúc học ở Harvard, người anh em họ năm đời của Franklin là Theodore Roosevelt đắc cử tổng thống; chính phong thái lãnh đạo cương quyết của Theodore và nhiệt tâm cải cách đã biến ông thành hình mẫu lý tưởng và nhân vật anh hùng trong mắt FDR.
Năm 1905, FDR vào trường luật Columbia nhưng không bao giờ tốt nghiệp. Sau khi qua được kỳ thi sát hạch của Luật sư đoàn tiểu bang New York năm 1907, Roosevelt quyết định bỏ học. Năm 1908, Roosevelt đến làm việc cho một tập đoàn nhiều uy tín ở Wall Street – Carter, Ledyard and Milburn – chuyên về luật công ty.
2. Sự nghiệp chính trị ban đầu
Thượng nghị sĩ Tiểu bang New York: Roosevelt nhậm chức ngày 1 tháng 1 năm 1911 và trở thành thủ lĩnh nhóm “phản loạn” chống đối bộ máy chính trị “Tammany Hall” (nhóm chính trị thuộc Đảng Dân chủ luôn đóng vai trò chính kiểm soát chính trường thành phố New York) là nhóm đang chi phối Đảng Dân chủ của tiểu bang.
Trợ tá Bộ trưởng Hải quân Trợ tá Bộ trưởng Hải quân Roosevelt.Năm 1913, Woodrow Wilson bổ nhiệm Roosevelt vào chức vụ Phụ tá Bộ trưởng Hải quân Hoa Kỳ. Phục vụ dưới quyền của Bộ trưởng Josephus Daniels
Vận động tranh cử Phó Tổng thống Hoa Kỳ: Đại hội Đảng toàn quốc năm 1920 của Đảng Dân chủ chọn Roosevelt là ứng viên Phó Tổng thống Hoa Kỳ trong liên danh tranh cử tổng thống của Thống đốc tiểu bang Ohio là James M. Cox. Tuy nhiên liên danh tranh cử của Cox-Roosevelt bị liên danh tranh cử của phe Cộng hòa là Warren G. Harding đánh bại thảm hại trong cuộc bầu cử tổng thống. Lúc đó Roosevelt trở về hành nghề pháp lý tại New York và gia nhập Câu lạc bộ Civitan New York vừa mới được thành lập, nhưng ít có ai nghĩ rằng một ngày không xa ông sẽ quay trở lại tranh cử vào một chức vụ công.
3. Sự nghiệp chính trị
Thống đốc Tiểu bang New York, 1928-1932 . Trong cuộc vận động tái tranh cử năm 1930. Roosevelt cần sự thiện chí của nhóm Tammany Hall ở Thành phố New York. Tuy nhiên, đối thủ của ông thuộc Đảng Cộng hòa là Charles H. Tuttle đã nêu chuyện tham nhũng của nhóm Tammany Hall ra làm vấn đề tranh cử. Khi bầu cử sắp đến, Roosevelt ra lệnh điều tra việc mua bán các chức vụ tư pháp. Ông đắc cử nhiệm kỳ hai với con số cách biệt khoảng 700.000 phiếu.
Bầu cử Tổng thống năm 1932:
Nhờ hậu thuẫn của tiểu bang đông dân nhất .Mà Roosevelt trở thành ứng viên sáng giá trong cuộc chạy đua tranh sự đề cử của Đảng Dân chủ. Song cuộc đua trở nên quyết liệt hơn khi có những dấu hiệu cho thấy tổng thống đương nhiệm. Herbert Hoover, sẽ thất bại trong kỳ bầu cử tổng thống năm 1932.
Khi nhà lãnh đạo tiểu bang Texas John Nance Garner quay sang ủng hộ FDR. Thì vị lãnh đạo này được đề cử vào chức vụ phó tổng thống trong liên danh tranh cử của Roosevelt.
Roosevelt chiến thắng với 57% số phiếu phổ thông và thắng tại tất cả trừ 6 tiểu bang.
Nhiệm kỳ thứ nhất, 1933-1937:
Roosevelt tuyên thệ nhậm chức vào ngày 4 tháng 3 năm 1933. Lúc này nước Mỹ đang ở thời điểm tồi tệ nhất của cuộc khủng hoảng lớn nhất trong lịch sử.
New Deal lần thứ nhất, 1933-1934
Từ ngày 9 tháng 3 đến 16 tháng 6 năm 1933. Ông đệ trình Quốc hội con số kỷ lục các dự luật, và tất cả đều được thông qua
Lễ nhậm chức của Roosevelt vào ngày 4 tháng 3 năm 1933 . Diễn ra khi nước Mỹ đang trong tình trạng hốt hoảng vì sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng. Tình huống này cho ra đời câu nói nổi tiếng của ông: “Điều duy nhất mà chúng ta nên sợ hãi là nỗi sợ của chính mình”
Ngay hôm sau, Quốc hội Hoa Kỳ thông qua Đạo luật Ngân hàng Khẩn cấp (Emergency Banking Act). Tuyên bố một “ngày lễ ngân hàng” và thông báo một chương trình cho phép các ngân hàng mở cửa lại
Đây là bước đề nghị đầu tiên của ông về phục hồi kinh tế.
Kế hoạch cứu trợ của Roosevelt gồm có việc tiếp tục chương trình cứu trợ của Hoover. Nhưng mang một tên mới, Cơ quan Cứu trợ Khẩn cấp Liên bang
Roosevelt xem việc cứu trợ nông nghiệp là ưu tiên cao. Ông cho thiết lập Cơ quan Điều chỉnh Nông nghiệp với nhiệm vụ nâng cao giá nông sản. Bằng cách trả tiền cho nông gia ngưng canh tác và cắt giảm số thú nuôi.
Cải cách nền kinh tế là mục tiêu của Đạo luật Khôi phục Công nghiệp Quốc gia năm 1933. Nhằm chấm dứt tình trạng cạnh tranh khốc liệt. Bằng cách buộc các ngành công nghiệp phải tuân thủ bộ quy tắc ấn định cơ chế vận hành cho mọi công ty trong ngành. Như giá sàn, thỏa hiệp tránh cạnh tranh và định mức sản xuất.
Chính sách phục hồi kinh tế được theo đuổi bằng phương sách “bơm vào tiền mồi”. NIRA chi tiêu 3,3 tỷ USD cho Cơ quan Công chính .Do Bộ trưởng Nội vụ Hoa Kỳ Harold Ickes đảm trách nhằm kích thích nền kinh tế.
Sắc lệnh Hành chính số 6102 đặt toàn bộ vàng cá nhân của công dân Hoa Kỳ thành tài sản ngân khố Hoa Kỳ. Mục đích là để đối phó tình trạng lạm phát đang hoành hành nền kinh tế.
Việc bãi bỏ luật cấm rượu cồn cũng mang đến một nguồn thu nhập mới từ thuế . Và giúp ông giữ lời hứa trong lúc vận động tranh cử.Tháng 4 năm 1933, ông ra chỉ thị hành chính định nghĩa nồng độ cồn 3,2% được phép tiêu dùng. Sắc lệnh này theo sau hành động của Quốc hội .Nhằm thảo ra và thông qua tu chính án hiến pháp số 21 mà sau đó được thông qua vào cùng năm đó.
New Deal lần thứ hai, 1935 – 1936
Cuộc bầu cử quốc hội năm 1934 đã mang lại thuận lợi cho Roosevelt khi Đảng Dân chủ nắm đa số ghế áp đảo tại cả hai viện lập pháp. Đó cũng là lúc hình thành một cao trào mới cho New Deal trong quy trình lập pháp
Trong khi New Deal lần thứ nhất năm 1933 được đa số thành phần xã hội rộng rãi ủng hộ. New Deal lần thứ hai phải đối mặt với cộng đồng thương mại. Các Đảng viên Dân chủ bảo thủ, do Al Smith lãnh đạo, đánh trả bằng cách thành lập Liên đoàn Tự do Mỹ. Họ tấn công Roosevelt một cách điên cuồng và so sánh ông với Marx và Lênin. Ngược lại, các công đoàn, được thêm năng lực nhờ vào Đạo luật Wagner. Đã ký tên hàng triệu thành viên mới .Và trở thành lực lượng hậu thuẫn lớn cho các cuộc tái tranh cử của Roosevelt vào năm 1936, 1940 và 1944.
Môi trường Kinh tế
Suốt thời gian chiến tranh, nền kinh tế hoạt động dưới những điều kiện khác biệt. Nên việc so sánh với thời bình là không phù hợp. Tuy nhiên, Roosevelt coi các chính sách New Deal là tâm điểm di sản của ông. Trong bài Diễn văn về Tình trạng Liên bang năm 1944, ông chủ trương rằng người Mỹ nên coi quyền lợi kinh tế cơ bản như là một đạo luật nhân quyền thứ hai.
Nền kinh tế phát triển nhanh trong nhiệm kỳ của Roosevelt. Tuy nhiên, sự phát triển này được theo sau là tình trạng thất nghiệp liên tục ở mức độ cao
Roosevelt không tăng thuế thu nhập trước khi Chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu. Tuy nhiên thuế sổ lương (payroll tax) cũng bắt đầu được đưa ra .Nhằm gây quỹ cho chương trình mới là An sinh Xã hội năm 1937.
Chính sách ngoại giao, 1933–1937
Việc không ký vào hiệp ước tham gia Hội Quốc Liên năm 1919 đã đánh dấu sự trỗi dậy mạnh mẽ của chủ nghĩa biệt lập trong chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ. Không tham gia vào các tổ chức thế giới. Mặc dù Roosevelt có nền tảng chủ nghĩa Wilson. Ông và bộ trưởng ngoại giao của ông là Cordell Hull đã hành động rất cẩn thận, tránh kích động chủ nghĩa biệt lập
Tái thắng cử lớn, 1936
Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1936, Roosevelt vận động tranh cử dựa vào các chương trình New Deal của ông chống lại đối thủ Alf Landon
Roosevelt và Garner chiến thắng với tỉ lệ 60,8% phiếu bầu phổ thông và chiến thắng gần như ở tất cả các tiểu bang, trừ Maine và Vermont
Nhiệm kỳ hai, 1937–1941
Khi nền kinh tế bắt đầu tồi tệ trở lại vào cuối năm 1937, Roosevelt đưa ra một chương trình kích cầu cấp tiến, xin Quốc hội chi 5 tỷ đô la cho công chánh và giải cứu Cơ quan Quản trị Tiến trình Xây dựng Công chánh (WPA). Sự kiện này giúp tạo ra đỉnh điểm 3,3 triệu việc làm do WPA quản lý vào năm 1938.
Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ là rào cản chính đối với những chương trình của Roosevelt trong suốt nhiệm kỳ hai vì nó lật ngược nhiều chương trình của ông.
Vì quyết tâm vượt qua sự chống đối của các Đảng viên Dân chủ bảo thủ (đa số từ miền Nam Hoa Kỳ), Roosevelt tự dấn thân vào các cuộc bầu cử sơ bộ Đảng Dân chủ năm 1938, tích cực vận động cho các ứng viên có thái độ ủng hộ hơn dành cho chương trình cải cách New Deal.
Chính sách ngoại giao, 1937–1941
Roosevelt chống đối đạo luật dựa trên lập luận rằng đạo luật đang trừng phạt nạn nhân của sự xâm lược, trong trường hợp này là Ethiopia, đạo luật cũng hạn chế quyền hạn tổng thống trong nỗ lực trợ giúp các quốc gia thân thiện, song sự ủng hộ của công chúng dành cho đạo luật quá lớn nên Roosevelt bị buộc phải ký ban hành.
Tháng 10 năm 1938, Roosevelt mở các buổi hội đàm bí mật với Pháp để xem có cách nào khắc phục được các luật lệ trung lập của Mỹ và cho phép Pháp mua các phi cơ Mỹ để lấp khoảng trống sản xuất trong ngành công nghiệp chế tạo phi cơ Pháp.
Ngày 28 tháng 1 năm 1939, một sĩ quan Không quân Pháp bị thương trong một vụ rơi máy bay tại Los Angeles. Vụ tai nạn này có liên quan đến một nguyên mẫu máy bay đầu tiên của loại oanh tạc cơ DB-7. Khiến làm lộ bí mật các cuộc hội đàm bí mật Pháp-Mỹ. Chuyện bại lộ này dấy lên một làn sóng lớn của chủ nghĩa biệt lập chống lại Roosevelt và dẫn đến việc Ủy ban Quân vụ Thượng viện Hoa Kỳ tiến hành điều tra các cuộc hội đàm Pháp-Mỹ. Vì sự chống đối của chủ nghĩa biệt lập tại Quốc hội nên Roosevelt đã thực hiện một loạt những phát biểu trái ngược đến dân chúng Mỹ vào mùa đông năm 1939.
Ngày 2 tháng 9 năm 1940, Roosevelt công khai thách thức các đạo luật trung lập bằng việc ký hiệp ước trao 50 chiếc khu trục hạm cho Anh Quốc để đổi lấy quyền sử dụng các căn cứ hải quân của Anh Quốc tại các đảo thuộc Anh Quốc trong vùng biển Caribe và Newfoundland.
Roosevelt là một người suốt đời ủng hộ sự tự do mậu dịch và chống đối chủ nghĩa đế quốc cho nên việc kết thúc chủ nghĩa thuộc địa của châu Âu là một trong những mục tiêu của ông.
Bầu cử năm 1940
Trong chiến dịch tranh cử chống Đảng viên Cộng hòa Wendell Willkie, Roosevelt nhấn mạnh ý định của ông là sẽ làm mọi việc như có thể để giữ Hoa Kỳ ngoài cuộc chiến. Ông thắng bầu cử tổng thống năm 1940 với tỉ lệ 55% phiếu bầu phổ thông, thắng 38 trong số 48 tiểu bang.
Nhiệm kỳ thứ ba, 1941–1945
Nhiệm kỳ thứ ba của Roosevelt bị chi phối nhiều bởi Chiến tranh thế giới thứ hai tại châu Âu và tại Thái Bình Dương.
Ngày 29 tháng 12 năm 1940, ông gửi tới công chúng Mỹ bài diễn văn “Kho thuốc súng của dân chủ” trong một buổi nói chuyện trên sóng phát thanh. Qua đó ông đưa vấn đề Hoa Kỳ trợ giúp Đồng minh trực tiếp đến công chúng Mỹ.
Một tuần sau đó vào tháng 1 năm 1941, ông đọc bài phát biểu nổi tiếng “Bốn tự do” (Four Freedoms), nêu thêm vấn đề Hoa Kỳ phải bảo vệ các quyền cơ bản trên toàn thế giới.
Vào giữa năm 1941, Roosevelt đã đưa Hoa Kỳ đứng về phe Đồng minh với một chính sách “tất cả là viện trợ, không tham chiến.”
Trân Châu Cảng
Tháng 7 năm 1941, sau khi Nhật Bản chiếm hết phần còn lại của Đông Dương, ông ngừng bán dầu cho Nhật Bản. Như thế Nhật Bản mất đến hơn 95% nguồn dầu cung ứng. Roosevelt tiếp tục các cuộc hội đàm với chính phủ Nhật Bản.
Theo hồ sơ cuộc điều trần tại Quốc hội Hoa Kỳ về Trân Châu Cảng thì:
Ngày 7 tháng 12 năm 1941, Nhật Bản tấn công Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ tại Trân Châu Cảng, phá hủy hoặc làm hư hại 16 chiến hạm trong đó phần lớn là các thiết giáp hạm của hạm đội, giết chết gần 3000 binh sĩ và nhân viên dân sự Mỹ.
Tuy làn sóng giận dữ lan khắp Hoa Kỳ sau vụ tấn công Trân Châu Cảng nhưng từ đầu Roosevelt đã quyết định rằng việc đánh bại Đức Quốc xã là ưu tiên hàng đầu của Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 12 năm 1941, quyết định chiến lược “châu Âu trước tiên” của Hoa Kỳ được triển khai một cách dễ dàng hơn khi Đức và Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ
Giam cầm người Đức, Nhật và Ý tại Hoa Kỳ: Khi chiến tranh bắt đầu, nguy cơ bị Nhật Bản tấn công vào Tây Duyên hải đã khiến Hoa Kỳ buộc phải di dời những người gốc Nhật ra khỏi vùng duyên hải. . Ngày 19 tháng 2 năm 1942, Tổng thống Roosevelt ký Lệnh Hành pháp số 9066, di dời tất cả những người Nhật thuộc thế hệ di dân thứ nhất không có quốc tịch Mỹ và con cháu của họ, những người có hai quốc tịch. Sau khi Đức Quốc xã và Phát xít Ý tuyên chiến với Hoa Kỳ vào tháng 12 năm 1941, các công dân Ý và Đức không có quốc tịch Mỹ và ủng hộ Hitler và Mussolini thường bị bắt và giam giữ.
Chiến lược chiến tranh
Bộ ba đại gia” (Roosevelt, Churchill, và Joseph Stalin) cùng với Đặc cấp Thượng tướng Tưởng Giới Thạch cùng hợp tác không chính thức. Mà theo đó quân Mỹ và Anh Quốc tập trung lực lượng tại phía Tây, quân Liên Xô chiến đấu ở mặt trận phía Đông, và quân Trung Hoa, Anh Quốc, Mỹ chiến đấu tại vùng Thái Bình Dương.
Roosevelt bảo đảm rằng Hoa Kỳ sẽ là “Kho thuốc súng của Dân chủ” bằng việc gửi $50 tỷ đô-la hàng viện trợ theo Đạo luật Lend Lease, chủ yếu đến Anh Quốc sau đó là Liên Xô, Trung Hoa và các lực lượng Đồng minh khác.
Đồng minh tiến hành xâm chiếm Maroc và Algérie thuộc Pháp (Chiến dịch Torch) vào tháng 11 năm 1942. Xâm chiếm Sicilia (Chiến dịch Husky) vào tháng 7 năm 1943. Và xâm chiếm lục địa Ý (Chiến dịch Avalanche) vào tháng 9 năm 1943. Chiến dịch ném bom chiến lược leo thang vào năm 1944 . Đã cày nát tất cả các thành phố chính của Đức và cắt đứt các nguồn tiếp tế dầu.
Trong khi đó tại Thái Bình Dương, cuộc tiến công của Nhật Bản đã lên đến phạm vi cực điểm vào tháng 6 năm 1942. Khi Hải quân Hoa Kỳ đã ghi được một chiến thắng mang tính định đoạt trong Trận Midway.
Roosevelt đã nhượng bộ một phần đối với những đòi hỏi trước sau như một của công chúng và Quốc hội .Là phải tận lực hơn trong việc chống Nhật Bản trong khi ông luôn một mực muốn đánh bại Đức trước.
Bầu cử 1944: Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 1944, liên danh Roosevelt và Truman thắng 53% phiếu bầu phổ thông .Và thắng tại 36 tiểu bang chống lại đối thủ là Thống đốc New York, Thomas E. Dewey.
Nhiệm kỳ thứ tư và từ trần, 1945
Vào ngày 14 tháng 2, ông mở một cuộc họp lịch sử với vua Abdulaziz – vị vua khai quốc của Ả Rập Xê Út. Đây là một cuộc họp mang ý nghĩa trọng đại trong quan hệ ngoại giao giữa Hoa Kỳ và Ả Rập Xê Út thậm chí cho đến ngày nay.
Suốt tháng 3 năm 1945, ông gửi các thông điệp đến Stalin .Với những lời lẽ đanh thép, tố cáo Stalin phá vỡ những thỏa thuận thực thi của vị lãnh tụ Liên Xô tại Hội nghị Yalta về Ba Lan, Đức, tù binh, và các vấn đề khác.
Vào lúc 3:35 chiều ngày 12 tháng 4 năm 1945 Roosevelt qua đời.
DI SẢN
Roosevelt là nhân vật thế giới được công dân Hoa Kỳ kính phục đứng hạng sáu tính từ thế kỷ XX theo cuộc thăm dò của Gallup
Roosevelt đã thiết lập vững chắc vị thế lãnh đạo của Hoa Kỳ trên sân khấu thế giới .Với những tuyên ngôn như trong diễn văn “Bốn Tự do” của ông.Tạo ra một nền tảng cơ bản cho vai trò tích cực của Hoa Kỳ trong Chiến tranh thế giới thứ hai và sau đó.
Ngôi nhà của Roosevelt tại thị trấn Hyde Park hiện nay là một di tích lịch sử quốc gia. Và là thư viện tổng thống. Nơi nghỉ ngơi miền quê của ông ở Warm Springs, tiểu bang Georgia. Hiện nay là một bảo tàng do tiểu bang Georgia điều hành. Nơi nghỉ ngơi mùa hè c ủa ông trên Đảo Campobello .Được cả hai chính phủ Hoa Kỳ và Canada bảo trì. Có tên gọi là Công viên Quốc tế Roosevelt Campobello; hòn đảo này có lối vào qua ngã Cầu Franklin Delano Roosevelt.
Đài tưởng niệm Franklin Delano Roosevelt nằm ở thủ đô Washington, D.C. . Nằm bên cạnh Đài tưởng niệm Jefferson trên Hồ nước Tidal
Hình của Roosevelt có in trên tiền kim loại 10 xu đô-la. Nhiều công viên, trường học cũng như một hàng không mẫu hạm, một trạm xe điện ngầm ở Paris và hàng trăm con đường .Hay quảng trường khắp nước Mỹ và thế giới được đặt tên ông để vinh danh.
NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA FRANKLIN D.ROOSEVELT
Nếu bạn đối tốt với mọi người, 90% họ cũng sẽ đối tốt lại với bạn
Chín phần mười của sự khôn ngoan là khôn ngoan đúng lúc.
Có rất nhiều cách để tiến lên phía trước nhưng chỉ có một cách duy nhất để đứng yên.
Tôi không phải là đồng nghiệp thông minh nhất thế giới. Tuy nhiên, tôi chắc chắn có thể chọn lựa các đồng nghiệp thông minh.
Người cấp tiến là người có cả hai chân bước trên không. Người bảo thủ là người có đôi chân tuyệt vời nhưng chưa bao giờ học cách tiến lên phía trước. Kẻ phản động là kẻ mộng du luôn đi giật lùi. Một người tự do là người biết dùng hai tay và hai chân nghe theo mệnh lệnh của cái đầu.
Sức mạnh thể chất không bao giờ chịu đựng được tác động của sức mạnh tinh thần.
BILL GATES
TIỂU SỬ
William Henry “Bill” Gates III (sinh ngày 28 tháng 10 năm 1955) là một doanh nhân người Mỹ, nhà từ thiện, tác giả và chủ tịch tập đoàn Microsoft, hãng phần mềm khổng lồ mà ông cùng với Paul Allen đã sáng lập ra.
Khi ông học lớp 8, câu lạc bộ các bà mẹ (phụ huynh-Mothers Club) ở trường này đã dùng một khoản tiền nhờ việc bán các đồ dùng đã qua sử dụng. Để mua một máy đánh chữ cơ điện Model 33 ASR và một máy tính của hãng General Electric (GE) cho các học sinh của trường. Gates thấy thích thú khi lập trình trên máy tính của GE bằng ngôn ngữ BASIC. Và ông đã bỏ các lớp toán để theo đuổi sở thích của mình. Ông đã viết chương trình đầu tiên trên máy tính này đó. Là các thao tác của trò chơi tic-tac-toe cho phép người chơi thi đấu với máy tính
Lúc 17 tuổi, Gates lập kế hoạch kinh doanh với Allen đó là Traf-O-Data nhằm đếm lưu lượng giao thông dựa trên bộ xử lý Intel 8008.
Hãng Computer Center Corporation (CCC) sáng chế ra PDP-10 đã cấm bốn học sinh trường Lakeside. Bao gồm Bill Gates, Paul Allen, Ric Weiland, và Kent Evans sử dụng hệ máy tính này. Trong mùa hè sau khi bốn người này đã khai thác các lỗi trong hệ điều hành để nhận được thêm thời gian sử dụng hệ máy tính này.
Khi hết hạn cấm, bốn học sinh đề nghị với công ty CCC là họ sẽ tìm các lỗi trong phần mềm của CCC. Và đổi lại họ được sử dụng các máy tính của công ty này. Thay vì sử dụng các hệ thống thông qua điện báo. Gates đã đến văn phòng CCC và nghiên cứu mã nguồn cho các chương trình khác nhau chạy trên hệ thống. Bao gồm cả chương trình trong FORTRAN, LISP, và ngôn ngữ máy. Việc thỏa thuận với CCC bị kết thúc vào năm 1970, khi công ty này bị phá sản. Một năm sau, Information Sciences, Inc. đã thuê bốn học sinh trường Lakeside để viết một chương trình trả lương bằng ngôn ngữ COBOL. Cho phép họ có thời gian sử dụng máy tính và bản quyền phần mềm của công ty. Sau khi những người quản lý ở trường biết được khả năng lập trình của ông. Bill đã được giao nhiệm vụ viết một chương trình lập thời khóa biểu cho các lớp học.
Gates tốt nghiệp trường Lakeside vào năm 1973. Ông đạt được 1590 trên 1600 điểm ở kỳ thi SAT và ghi danh vào Đại học Harvard trong mùa thu năm 1973. Khi học ở Harvard, ông đã quen Steve Ballmer, người sau này kế vị chức CEO của Microsoft.
Trong năm học thứ hai, Gates nghĩ ra thuật toán trong vấn đề sắp xếp bánh kếp, bài toán được xếp vào một trong những vấn đề chưa giải được, Được nêu ra trong lớp toán tổ hợp của giáo sư Harry Lewis, một trong những người thầy của ông. Thuật toán của Gates đã giữ kỉ lục là thuật toán có thời gian giải nhanh nhất trên 30 năm;và thuật toán sau này chỉ nhanh hơn nó khoảng một phần trăm. Phương pháp của ông sau này được viết thành một bài báo. Chung với nhà khoa học máy tính ở Harvard là Christos Papadimitriou.
Gates không có kế hoạch học tập cụ thể ở Harvard .Và ông đã dành nhiều thời gian bên cạnh các máy tính ở trường. Ông vẫn liên lạc với Paul Allen. Cùng tham gia vào Honeywell trong mùa hè năm 1974.Vào năm sau, chứng kiến sự ra đời của máy MITS Altair 8800 trên nền vi xử lý Intel 8080. Lúc này Gates và Allen nhận ra đây là cơ hội cho họ sáng lập ra một công ty về phần mềm máy tính.Ông đã nói quyết định này với bố mẹ ông. Họ đã ủng hộ ông sau khi thấy được ông sẽ cần bao nhiêu tiền để bắt đầu lập nghiệp với công ty.
SỰ NGHIỆP
MICROSOFT
Microsoft là một tập đoàn đa quốc gia của Hoa Kỳ có trụ sở chính tại Redmond, Washington; chuyên phát triển, sản xuất, kinh doanh bản quyền phần mềm và hỗ trợ trên diện rộng các sản phẩm và dịch vụ liên quan đến máy tính. Công ty được sáng lập bởi Bill Gates và Paul Allen vào ngày 4 tháng 4 năm 1975. Được thành lập để phát triển phần mềm trình thông dịch BASIC cho máy Altair 880. Microsoft vươn lên thống trị thị trường hệ điều hành cho máy tính gia đình với MS-DOS giữa những năm 1980.
BASIC
Giám đốc MITS là Ed Roberts đồng ý cho họ sử dụng phiên bản demo. Và chỉ trong vài tuần họ đã phát triển chương trình giả lập máy Altair chạy trên một máy tính mini, và sau đó là ngôn ngữ BASIC.
Họ đặt tên cho sự hợp tác giữa Gates và Allen là “Micro-Soft” và trụ sở đầu tiên của công ty đặt ở Albuquerque.
BASIC của Microsoft được phổ biến trong giới đam mê máy tính. Nhưng Gates đã phát hiện ra rằng bản sao chép trước khi phần mềm được đưa ra thị trường. Đã bị rò rỉ ra cộng đồng và nhanh chóng nó được sao chép và phân tán.
Trong 5 năm đầu, cá nhân ông thường đánh giá từng dòng lệnh trong các phần mềm đóng gói của công ty. Và thường viết lại từng phần của chúng cho đến khi ông thấy phù hợp.
ĐỐI TÁC
Năm 1980, IBM thông qua Microsoft để viết trình thông dịch BASIC cho máy tính cá nhân sắp được tung ra của họ. Đó là máy IBM PC.
Sau khi nâng cấp hệ điều hành cho phù hợp với PC, Microsoft chuyển giao nó cho IBM với tên gọi PC-DOS với phí một lần trao đổi là $50.000.
Gates giám sát quá trình tái cơ cấu Microsoft vào ngày 25 tháng 6 năm 1981. Trong đó kết hợp lại công ty ở tiểu bang Washington . Và Gates trở thành Chủ tịch và Chủ tịch hội đồng quản trị của Microsoft.
WINDOWS
Microsoft phát hành phiên bản bán lẻ đầu tiên của Microsoft Windows vào ngày 20 tháng 11 năm 1985. Và trong tháng 8, công ty ký hợp đồng với IBM .Nhằm phát triển một hệ điều hành riêng biệt gọi là OS/2. Mặc dù hai công ty đã phát triển thành công phiên bản đầu tiên của hệ điều hành mới. Nhưng sự gắn kết giữa những ý tưởng sáng tạo khác nhau đã dần làm suy yếu quan hệ đối tác. Gates phân phát một bản ghi nhớ nội bộ ngày 16 tháng 5 năm 1991. Tuyên bố chấm dứt sự hợp tác trong OS/2 và Microsoft sẽ chuyển sang nỗ lực phát triển nhân hệ điều hành Windows NT.
VỤ KIỆN CHỐNG ĐỘC QUYỀN
Các luật chống độc quyền Hoa Kỳ là một tập hợp các luật và quy định của chính phủ liên bang và chính quyền các tiểu bang Hoa Kỳ .Quy định việc thực hiện và tổ chức của các tập đoàn kinh doanh.Nói chung để thúc đẩy cạnh tranh lành mạnh vì lợi ích của người tiêu dùng. (Khái niệm này được gọi là luật cạnh tranh ở các nước nói tiếng Anh khác.) Các quy định pháp lý chính gồm có Đạo luật Sherman năm 1890, Đạo luật Clayton năm 1914 và Đạo luật Ủy ban Thương mại Liên bang năm 1914.
Các đạo luật này, đầu tiên, là hạn chế sự hình thành các liên minh các-ten và cấm các hành vi thông đồng khác. Được xem là gây hạn chế thương mại. Thứ hai, các đạo luật và quy định này hạn chế các vụ sáp nhập và mua lại của các tổ chức đó có thể làm giảm đáng kể cạnh tranh. Thứ ba, các đạo luật và quy định này cấm việc tạo ra sự độc quyền và lạm dụng quyền lực độc quyền.
Nhiều quyết định của Bill Gates trong hoạt động kinh doanh của Microsoft đã dẫn đến vụ kiện chống độc quyền nhằm vào tập đoàn.
Tòa đã phán quyết rằng Microsoft đã độc quyền .Và bán kèm đối với những sản phẩm của mình làm cản trở sự cạnh tranh trong thị trường. Cả hai điều này đều vi phạm đạo luật chống độc quyền Sherman
THÀNH TỰU ĐẠT ĐƯỢC
Năm 1987, Gates lần đầu tiên trở thành tỷ phú khi có tên trong danh sách Những người giàu nhất Forbes 400. Xuất bản ở Hoa Kỳ, chỉ một ngày trước lần sinh nhật thứ 32 của ông. Là một tỷ phú tự thân lập nghiệp trẻ nhất thế giới. Với tài sản khi đó là 1,25 tỷ $, tăng hơn 900 triệu $ so với tài sản ông có ở năm trước.
Ông xếp thứ nhất trong “Top 50 Nhân vật Công nghệ” của Time năm 1998. Xếp thứ hai trong “Danh sách 100 người nổi tiếng” của tờ Upside năm 1999 .Và là một trong “Top 100 người ảnh hưởng trong truyền thông” của The Guardian năm 2001.
Tháng 11 năm 2006, ông và vợ nhận Tước hiệu Đại bàng Aztec cho hoạt động từ thiện của họ trên thế giới trong các lĩnh vực sức khỏe và giáo dục. Đặc biệt ở Mexico với chương trình “Un país de lectores”.
Tháng 10 năm 2009, Gates nhận giải thưởng Bower 2010 trong lĩnh vực Người lãnh đạo kinh doanh của Viện Franklin. Vì những thành tựu trong kinh doanh và công tác từ thiện. 2010 ông nhận Giải bạc Buffalo của Hội Nam Hướng đạo Mỹ.Giải thưởng cao nhất dành cho người lớn. Vì những hoạt động dành cho tuổi trẻ.
2011, Bill Gates là một trong năm người quyền lực nhất trên thế giới theo tạp chí Forbes.
2013 ông và bà vợ được Viện hàn lâm Khoa học quốc gia Hoa Kỳ trao tặng Huy chương Phúc lợi công cộng.
NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA BILL GATES
Cuộc sống vốn không công bằng – Hãy tập quen dần với điều đó
Hãy hòa nhã với những kẻ dở hơi. Ai biết được ngày sau và khi đó bạn có thể phải làm việc cho một kẻ như vậy
Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.
Khi bạn có tiền trong tay, chỉ có bạn quên mất mình là ai. Nhưng… khi bạn không có đồng nào, cả thế giới sẽ quên đi bạn là ai. Đó là cuộc sống!
Thành công là một người thầy tồi tệ. Nó quyến rũ những người thông minh vào ý nghĩ rằng họ không thể thất bại.
Đừng so sánh bản thân với người khác. Làm như vậy là bạn đang tự xúc phạm mình đấy.
Tôi chọn người lười biếng để làm những việc khó khăn. Bởi một người lười biếng sẽ tìm ra cách dễ dàng để làm việc đó.
MAHATMA GANDHI
TIỂU SỬ
Mohandas Karamchand Gandhi sinh trong một gia đình Ấn Độ giáo thuộc cộng đồng Modh (một nhóm thương gia ở Gujarat). Tại Porbandar, bang Gujarat, Ấn Độ vào ngày 2 tháng 10 năm 1869.
Lớn lên trong một môi trường được ảnh hưởng bởi những người theo Kì-na giáo tại Gujarat. Gandhi sớm cảm nhận nguyên tắc bất hại, ăn chay, phương pháp nhịn ăn để thanh lọc tâm thức. Cũng như sự khoan dung lẫn nhau của các tín đồ và tông phái.
Gandhi là một sinh viên trung bình tại Porbandar và sau đó là tại Rajkot. Ông đậu khoá thi vào Đại học Mumbai năm 1887 với số điểm vừa đủ, và vào học viện Shamaldas tại Bhavnagar
Gia đình muốn ông trở thành luật sư để giữ truyền thống nắm quyền cao tại Gujarat.
Không cảm thấy thú vị tại học viện Shamaldas, Gandhi liền nắm thời cơ du học nước Anh. Nước được ông xem là “quốc gia của những triết gia và thi nhân, trung tâm đích thực của nền văn minh”.
Vào tuổi 19, Gandhi vào Đại học College Luân Đôn (một trường thuộc Đại học Luân Đôn) học ngành luật.
Ông bắt đầu đọc những tác phẩm nói về Ấn Độ giáo, Kitô giáo, Phật giáo và các tôn giáo khác.
Ông trở về Ấn Độ sau khi được phép làm luật sư vào tháng 6 năm 1891.
Năm 1893, ông chấp nhận một hợp đồng lâu dài của một công ty Ấn Độ, nhậm chức tại Natal, Nam Phi.
Quá trình đấu tranh
Phong trào vận động quyền công dân tại Nam Phi
Nam Phi đã biến đổi ông một cách sâu sắc khi ông chứng kiến sự hạ nhục. Cũng như sự đàn áp mà cộng đồng Ấn Độ thường phải chịu đựng.
Trong thời gian tại Nam Phi, chứng kiến tận mắt chế độ kì thị chủng tộc, thành kiến, bất công. Gandhi bắt đầu tham vấn địa vị trong xã hội của những người đồng hương và của chính mình.
Khi hợp đồng làm việc chấm dứt, Gandhi thu xếp trở về Ấn Độ.
Trong buổi tiệc tiễn đưa tại Durban, ông tình cờ đọc một bài báo nói về một dự thảo pháp luật được Hội đồng lập pháp Natal. Đề nghị nhằm loại bỏ quyền bầu cử của người di dân Ấn Độ. Và người dân ở đây nhờ ông ở lại giúp đỡ họ phản bác dự thảo này vì họ không có đủ kiến thức.
Năm 1896, Gandhi trở về Ấn Độ với mục đích mang vợ con sang Nam Phi.
Năm 1897, khi trở lại Nam Phi, ông bị một nhóm bạo lực da trắng tấn công .Và tìm cách sát hại bằng tư hình.
Khi Chiến tranh Nam Phi bắt đầu, Gandhi chủ trương là người Ấn phải hỗ trợ chiến tranh để hợp pháp hóa .Yêu cầu trở thành công dân chính thức. Ông tổ chức một nhóm tình nguyện cứu thương gồm 300 người Ấn Độ và 800 người làm mướn. Tuy nhiên, sau khi chiến tranh kết thúc. Tình trạng của người Ấn tại Nam Phi không khả quan hơn, vẫn tiếp tục sa đọa.
Những năm lưu trú tại Nam Phi với tư cách một người chủ trương hành động chuyên về xã hội chính trị .Chính là thời kỳ những khái niệm và kỹ thuật của phương pháp bất hợp tác và phản đối bất bạo lực được phát triển. Khi Chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu. Ông quyết định trở về Ấn Độ, mang theo tất cả những gì ông đã học được từ những kinh nghiệm tại Nam Phi.
Phong trào đấu tranh giành độc lập Ấn Độ
Champaran và Kheda
Gandhi năm 1918
Những thành tích lớn đầu tiên của Gandhi xảy ra vào năm 1918 . Với cuộc kích động tại Champaran và phong trào Chấp trì chân lý tại Kheda .Mặc dù ông chỉ thực hiện trên mặt danh nghĩa trong trường hợp thứ hai . Và người chính chủ đạo là Sardar Vallabhbhai Patel, cánh tay phải của Gandhi.
Ông tổ chức một công trình nghiên cứu để có được một tổng quan về các thôn làng. Xem xét những sự tàn bạo và những tình tiết thống khổ. Bao gồm những trạng thái thoái hóa của cuộc sống nói chung.
Nhưng cuộc phát động có tổ chức đầu tiên của Gandhi xảy ra khi ông bị cảnh sát bắt giam. Với lý do gây bạo động và được yêu cầu rời địa phương này. Hàng trăm nghìn người biểu tình chống đối, vây quanh nhà giam, các trạm cảnh sát và quan tòa. Đòi trả tự do lại cho ông. Một sự việc pháp tòa không muốn nhưng sau cũng phải thực hiện.
Danh tiếng Gandhi từ đây như một ngọn lửa lan truyền khắp nước. Và ông đã trở thành năng lực ảnh hưởng nhất định trong phong trào chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ.
Phát động phong trào bất hợp tác
Dự thảo pháp luật Rowlatt được duyệt năm 1919. Cho phép chính phủ bắt giam những người bị vu khống gây loạn mà không cần đưa ra tòa duyệt. Gandhi và đảng Quốc dân Đại hội tổ chức những cuộc biểu tình lớn phản đối và đình công. Và tất cả những cuộc phản đối này đều được tổ chức rất hòa bình trên khắp nước.
Tháng 4 năm 1920, Gandhi được bầu làm chủ tịch hội Liên hiệp Tự trị Toàn Ấn Độ (All India Home Rule League). Ông được trao uy quyền chấp hành trong đảng Quốc dân Đại hội tháng 12 năm 1921.
Gandhi bị bắt bỏ tù ngày 10 tháng 3 năm 1922. Ông bị đưa ra tòa vì lý do gây loạn và kết án sáu năm tù.
Không có nhân cách hùng mạnh của Gandhi để kiềm chế các người đồng sự. Đảng Quốc dân Đại hội bắt đầu tan vỡ, phân thành hai phái trong thời gian ông ngồi tù.
Gandhi tìm cách bắc cầu nối những điểm sai biệt này bằng nhiều phương tiện. Bao gồm một cuộc tuyệt thực ba tuần mùa thu năm 1924, nhưng chỉ với kết quả hạn chế.
Những năm 1930: Hội đồng Simon, Chấp trì chân lý muối
Gandhi thúc đẩy một nghị quyết thông qua Quốc dân Đại hội Calcutta vào tháng 12 năm 1928. Ông kêu gọi chính quyền Anh đảm bảo địa vị chủ quyền (dominion status) trong vòng một năm. Hoặc đối đầu một chiến dịch bất bạo lực mới, mục đích giành độc lập hoàn toàn cho đất nước.
Tháng 3 năm 1930, ông phát động chiến dịch Chấp trì chân lý phản đối thuế muối. Được nhấn mạnh bởi cuộc Hành trình muối (Salt March) đến Dandi nổi tiếng. Kéo dài từ 21 tháng 3 đến 6 tháng 4 năm 1930.
Hiệp ước Gandhi-Irwin được đóng dấu tháng 3 năm 1931.
Ngày 8 tháng 5 năm 1933, Gandhi bắt đầu một cuộc tuyệt thực 21 ngày để phản đối sự đàn áp của người Anh tại Ấn Độ.
Gandhi tiếp tục đấu tranh chống kỳ thị dân Dalit, khuyến khích dệt tay và ngành kỹ nghệ tại gia khác.
Ngày 3 tháng 3 năm 1939, ông lại tuyệt thực một lần nữa.
“Làm hay chết”: Chiến tranh thế giới thứ hai và “Rời Ấn Độ”
Chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ năm 1939 khi Đức Quốc Xã xâm lấn Ba Lan. Gandhi hoàn toàn đồng cảm với nạn nhân của sự xâm chiếm này.
Gandhi nâng cao yêu cầu, thảo một nghị quyết kêu gọi người Anh “Rời Ấn Độ” (Quit India).
Ông nói tình trạng “vô chính phủ có tổ chức” quanh ông “nguy hiểm hơn vô chính phủ thật sự”. Ông yêu cầu người dân duy trì kỷ luật hòa bình và “làm hay chết” vì tự do tuyệt đối.
Gandhi và toàn bộ ban chấp hành Quốc hội bị bắt giam 09/08/1942 tại Mumbai bởi quân đội nước Anh.
Sự đàn áp tàn nhẫn mang đến một trạng thái trật tự tương đối tại Ấn Độ cuối năm 1943. Thế nhưng phong trào “Rời Ấn Độ” đã thành công với những mục tiêu của nó.. Gandhi đình chỉ đấu tranh, những người lãnh đạo Quốc hội và khoảng 100.000 người tù chính trị được thả. Sau 90 năm phấn đấu, tự do giờ đây nằm trong tầm tay Ấn Độ.
Tự do và sự phân chia Ấn Độ
Gandhi khuyên Quốc hội từ khước những đề nghị trong kế hoạch của phái đoàn chính phủ Anh năm 1946. Vì ông nghi ngờ việc chia quyền với Liên minh Hồi giáo (Muslim League). Hơn nữa, sự phân chia và hạ giảm chính quyền trung ương có thể xảy ra.
Những nhà lãnh đạo cố cựu của Quốc hội biết rõ Gandhi sẽ phản đối cực lực sự phân chia. Và họ cũng biết là Quốc hội không tiến bước nếu không có sự thoả thuận của ông. Bởi vì sự hỗ trợ trong đảng và toàn quốc dành cho Gandhi rất sâu rộng.
Gandhi có ảnh hưởng lớn trong các cộng đồng Ấn Độ giáo và Hồi giáo tại Ấn Độ. Tương truyền chỉ sự hiện diện của ông thôi cũng đủ chấm dứt các cuộc bạo động. Ông phản đối kịch liệt tất cả những kế hoạch phân chia Ấn Độ thành hai quốc gia độc lập.
Bị ám sát: 30/01/1948, trên đường đến nơi thờ tụng, Gandhi bị bắn chết bởi Nathuram Godse tại tòa nhà Birla, New Delhi.
HÌNH TƯỢNG NGHỆ THUẬT
Bộ phim Gandhi (1982), của đạo diễn Richard Attenborough, diễn viên Ben Kingsley đoạt giải Oscar cho phim hay nhất.
Philip Glass soạn ca kịch Satyagraha nói về sự nghiệp của Gandhi.
Có nhiều tượng Gandhi nổi tiếng tại Anh. Đáng chú ý là tượng ở Tavistock Gardens, Luân Đôn, gần Đại học College London, nơi ông đã học luật.
Pietermaritzburg, Nam Phi, nơi Gandhi bị tống ra khỏi toa xe năm 1893, có một bức tượng của Gandhi . Nó được dựng lên 100 năm sau khi sự kiện xảy ra.
NHỮNG CÂU NÓI NỔI TIẾNG CỦA MAHATMA GANDHI
Hãy là sự thay đổi mà bạn muốn nhìn thấy ở thế giới này (Be the change you want to see in the world)
Hãy sống như rằng ngày mai bạn phải chết đi, và hãy học hỏi như rằng bạn sẽ sống đời đời. ( Live as if you were to die tomorrow. Learn as if you were to live forever.
Hạnh phúc, là khi những gì bạn nghĩ, những gì bạn nói, những gì bạn làm cùng hòa hợp lại với nhau.
Chúa không phải là tôn giáo.
Tương lai phụ thuộc vào những gì chúng ta làm ngày hôm nay.
Sức mạnh không đến từ năng lực thể chất mà đến từ một ý chí bất khuất.
Chỉ có một sự thật, nhưng nó tồn tại theo nhiều cách.
NELSON MANDELA
TIỂU SỬ
Nelson Rolihlahla Mandela sinh ngày 18/07/1918 tại Mvezo, một ngôi làng nhỏ thuộc huyện Umtata, thủ phủ của Transkei.
Nelson Mandela từ trần vào ngày 5 tháng 12 năm 2013 tại thành phố Johannesburg, hưởng thọ 95 tuổi.
Rolihlahla Mandela là người đầu tiên trong gia đình được đi học. Tại đó cô giáo Mdingane đã đặt cho ông một cái tên tiếng Anh là “Nelson”.
Mandela đi học trường truyền giáo thuộc Hội Giám lý nằm kế bên lâu đài của quan nhiếp chính. Theo phong tục của người Thembu, ông được thụ giáo lúc 16 tuổi, rồi đi học Học viện Clarkebury Boarding.
Mandela đã hoàn tất Bằng sơ trung học chỉ trong vòng hai năm, thay vì ba năm như thông thường. Năm 1937, Mandela chuyển đến trường Healdtown, ngôi trường tại Fort Beaufort, nơi con cháu hoàng tộc Thembu đều học. Vào lúc 19 tuổi, ông bắt đầu quan tâm đến bộ môn quyền anh và chạy bộ tại trường.
Sau đó, ông đậu vào học bằng Cử nhân tại Trường Đại học Fort Hare.
Cuối năm nhất, Mandela tham gia vụ tẩy chay của Hội sinh viên nhằm chống lại quy định trường. Và bị buộc phải rời trường, không được trở lại khi ông chưa chấp nhận cuộc bầu cử của Hội. Trong tù, Mandela học bằng Cử nhân luật của Chương trình đào tạo từ xa của Đại học Luân Đôn.
HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRỊ
Mahatma Gandhi có ảnh hưởng lớn đến cách thức đấu tranh của Mandela. Và cả phương pháp giành thắng lợi của các nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid các thế hệ sau. Mandela đã từng tham dự một hội nghị diễn ra tại New Delhi năm 2007. Đánh dấu 100 năm ngày Gandhi đưa ra thuyết satyagraha (phản kháng bất bạo động) tại Nam Phi.
Hoạt động chống Chủ nghĩa Apartheid. Năm 1961, Mandela trở thành người đồng sáng lập và là lãnh đạo vũ trang của ANC, Umkhonto we Sizwe. Mandela đã xem bước chuyển sang đấu tranh vũ trang là phương kế cuối cùng. Tháng 7 năm 2008, Mandela và các đảng viên ANC vẫn bị hạn chế đi đến Hoa Kỳ. Ngoại trừ trụ sở Liên Hiệp Quốc ở Manhattan nếu không có giấy phép của Ngoại trưởng Hoa Kỳ. Vì họ bị quy là khủng bố trong thời kỳ chế độ apartheid ở Nam Phi.
Bị bắt giữ và phiên tòa Rivonia: Ngày 5 tháng 8 năm 1962 Mandela bị bắt sau khi ẩn náu được 17 tháng. Sau đó ông bị giam giữ tại Pháo đài Johannesburg. 01/06/1964, ông phải ra tòa lần nữa vì những hoạt động trong Hội đồng Quốc gia châu Phi (ANC). Cảnh sát đã bắt giữ nhiều lãnh đạo cốt cán của ANC vào ngày 11 tháng 7 năm 1963. Mandela bị xét xử chung, tại Phiên tòa Rivonia. Họ bị chánh án Percy Yutar cáo buộc nhiều tội danh.Tất cả mọi người trừ Rusty Bernstein đều bị tuyên là có tội. Nhưng họ thoát khỏi án treo cổ mà bị tuyên tù chung thân vào ngày 1206/1964
Thời gian trong tù : Nelson Mandela bị giam giữ tại Đảo Robben. Và ông đã ở đây 18 năm trong tổng số 27 năm trong tù của ông. Trong tù Mandela tham gia khóa học từ xa của Đại học Luân Đôn và nhận bằng Cử nhân Luật. Tháng 3/1982 Mandela được chuyển từ Đảo Robben sang Nhà tù Pollsmoor, cùng với các nhà lãnh đạo ANC khác. Tháng 2 năm 1985 Tổng thống P.W. Botha đề nghị trả tự do cho Mandela . Với điều kiện ông phải ‘từ bỏ phương cách đấu tranh chính trị bằng bạo lực vô điều kiện’. Năm 1988 Mandela được chuyển đến Nhà tù Victor Verster và ở đó cho đến khi ông được phóng thích.