PHƯƠNG PHÁP GÂY HỨNG THÚ TRONG GIỜ HỌC NGOẠI NGỮ

by | Jun 9, 2021 | Phương pháp học hiệu quả

Học ngoại ngữ hứng thú là phương pháp gây hứng thú cho học sinh trong giờ học ngoại ngữ. Là sáng kiến kinh nghiệm môn Tiếng Anh bậc THCS. A+ English xin giới thiệu tài liệu tiếng anh hữu ích dành cho các thầy cô tham khảo. Nhằm có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học sinh học tốt môn Tiếng Anh thiếu nhi, thiếu niên.

1.CÁCH GÂY HỨNG THÚ CHO HỌC SINH TRONG GIỜ HỌC TIẾNG ANH

Ngày nay khi nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phát triển. Thì sự giao lưu văn hoá chính trị, xã hội giữa các quốc gia ngày càng được mở rộng. Để giao tiếp được với nhau thì đòi hỏi các quốc gia khác nhau trên thế giới. Phải biết sử dụng thành thạo một ngôn ngữ chung ngoài tiếng mẹ đẻ của mình. Trong các ngôn ngữ giao tiếp thông dụng trên thế giới, Tiếng Anh đang được coi là ngôn ngữ chung phổ biến nhất.

Là một giáo viên Tiếng Anh, A+ English luôn trăn trở về cái nghiệp “Làm Thầy” của mình là dạy làm sao cho trò hiểu. Phát huy được tính tích cực, sáng tạo ở các em. Chính vì vậy, A+ English thiết nghĩ việc trau dồi phương pháp không phải là của riêng ai mà là vấn đề chung cho mọi giáo viên.

2.THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ

Thống kê, thực tế cho thấy ở một số tiết học, nếu như người thầy áp dụng phương pháp dạy học theo lối áp đặt. Thầy đọc cho Trò chép thì chỉ có 15% – 20% học sinh suy nghĩ và làm việc tích cực. Số học sinh còn lại cũng chỉ ghi bài và lắng nghe một cách thụ động, máy móc mà không hiểu được nội dung của bài. Như vậy hiệu quả học tập thấp, học sinh khá giỏi ít, học sinh yếu kém nhiều. Hơn nữa, lớp học rất ồn vì học sinh không chú ý vào bài học.

Để khắc phục được tình trạng đó thì phương pháp hiệu quả nhất. Mỗi giáo viên phải tự chọn ra cho mình phương pháp dạy phù hợp thông qua một quá trình tìm tòi. Thử nghiệm và kinh nghiệm giảng dạy thực tế của bản thân trên cơ sở hiểu biết về lý thuyết của việc dạy học. Đó mới là cách học ngoại ngữ gây hứng thú mạng lại hiệu quả học tiếng anh tốt.

3.BIỆN PHÁP THỰC HIỆN.

3.1. Phương pháp gây hứng thú cho học sinh thông qua đồ dùng trực quan.

Theo quan điểm của tôi tất cả các phương tiện dạy học như băng, đài và các phương tiện trực quan như tranh, ảnh, đồ vật thật. Đều có thể gây hứng thú cho học sinh trong học tập. Trong đó việc sử dụng đồ dùng trực quan là phương pháp gây hứng thú cho học sinh hiệu quả nhất trong giảng dạy Ngoại Ngữ. Vì phương tiện trực quan đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối quan hệ giữa ngôn ngữ và ý nghĩa. Giúp học sinh liên tưởng được ý nghĩa của ngôn ngữ một cách trực tiếp, dễ dàng.

Bằng hình ảnh hay đồ vật thật

Với các chủ đề gần gũi, sát thực với cuộc sống thường ngày của bộ sách giáo khoa Tiếng Anh chương trình thiếu niên . Giáo viên có thể giới thiệu từ mới hay tính huống thông qua các phương tiện trực quan như hình ảnh hay đồ vật thật.

Ví dụ: Khi dạy (Unit 2 – At school – English 6). Để giới thiệu từ mới:

a door → một cái cửa (ra vào)

Hoặc, a window → một cái cửa sổ

Giáo viên có thể chỉ vào các đồ vật có thật ở trong lớp và giới thiệu:

“This’s a board” or “This is a desk”,…

Sau đó giáo viên yêu cầu học sinh nhìn vào đồ vật và đoán nghĩa của từ. Phương pháp này cho các em hứng thú học tập và sự tập trung cao. Vì các từ mà giáo viên giới thiệu là những đồ vật rất gần gũi và dễ đoán nghĩa đối với các em.

Qua phương tiện hình ảnh

Giáo viên có thể dùng tranh trong sách hoặc phóng to các bức tranh. Nói về các đồ vật trên lên một tờ giấy to và treo lên bảng nhằm tạo sự chú ý của học sinh vào bài học. Sau đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi để gợi mở cho học sinh nói về chủ đề của bài.

GV ?: Em hãy nhìn vào tranh và cho cô biết các vật dụng trong bức tranh thường được sử dụng ở đâu?

HS: ở nhà.

Giáo viên giới thiệu chủ đề “My house” (nhà của tôi).

Sau phần mở bài giáo viên có thể sử dụng các bức tranh trên để giới thiệu từ mới theo các bước sau:

  • Tiếp theo,giáo viên treo tranh lên bảng:

– Yêu cầu học sinh nói về tên của các đồ vật ở trong tranh bằng Tiếng Việt. Sau đó, giáo viên hướng dẫn cách đọc và viết bằng Tiếng Anh tương ứng.

1. Telephone

2. Couch

3. Bookshelf

3.2. Khiêu gợi trí tò mò và tính ham hiểu biết của học sinh.

Đối với lứa tuổi học sinh sự tò mò và tính ham hiểu biết của các em rất lớn. Nên các em dễ bị lôi cuốn vào những vấn đề mà chúng quan tâm.

Do vậy, khi biên soạn sách giáo khoa Tiếng Anh chương trình thiếu niên. Các nhà biên soạn sách hiện hành đã tập trung vào những chủ đề gần gũi, sát thực với học sinh. Phù hợp với trình độ, tâm lí lứa tuổi, nhu cầu, sở thích cũng như vốn sống của các em.

Ví dụ 1: Khi nói đến chủ đề về công việc hàng ngày trong bài 5 – Tiếng Anh 6 (Unit 5 – English 6) có các chủ điểm sau:

A. My day (một ngày của tôi)

Nói đến chủ đề về đồ ăn và đồ uống có các chủ điểm như:

– Food and Drink (Unit 10 – English 6)

– At the store (Unit 11 – English 6)

⇒ Tất cả các chủ đề này đều gây hứng thú cho học sinh và khêu gợi được ở các em tính tò mò rất cao. Vì vậy giáo viên phải biết cách đưa ra các tình huống để lôi cuốn các em vào chủ đề của bài cũng như những hoạt động ở trên lớp.

3.3 Thúc đẩy động cơ học tập của học sinh.

Như đã nói ở trên, học sinh chỉ có được động cơ học tập khi các em cảm thấy hứng thú đối với môn học và thấy được sự tiến bộ của mình. Do vậy, ngoài việc sử dụng các tình huống thách đố nhằm hấp dẫn, lôi cuốn học sinh vào những hoạt động trên lớp, giáo viên còn phải biết khích lệ, động viên các em trong học tập. Giáo viên cần khuyến khích học sinh học theo phương châm thử nghiệm và chấp nhận mắc lỗi trong quá trình thực hành.

Thực tế cho thấy, có những học sinh biết nhưng không dám nói vì sợ bị mắc lỗi. Một số em khác không dám giơ tay phát biểu vì sợ nói sai bị các bạn cười, cô giáo chê. Đây chính là yếu tố tâm lí mà giáo viên dạy ngoại ngữ cần phải xem xét.

Trong quá trình dạy, giáo viên không nên quá khắt khe với những lỗi mà học sinh mắc phải để tránh cho các em tâm lí sợ mắc lỗi khi thực hành.giáo viên có thể để cho học sinh trả lời xong, giáo viên khích lệ hay cổ vũ các em bằng những câu như: “Very good”, “thank you” or “ not bad”, … Sau đó giáo viên gọi học sinh khác nhận xét và sửa lỗi cho bạn hoặc giáo viên sửa lỗi để tránh làm cho các em nhụt chí hay mất hứng thú luyện tập.

4. Sử dụng các trò chơi trong giảng dạy ngoại ngữ.

Việc biết sử dụng các trò chơi trong giảng dạy Ngoại ngữ. Nhằm tạo cho học sinh học ngoại ngữ hứng thú trong học tập đối với môn học. Vì vậy giáo viên cần phải biết vận dụng các trò chơi trong các bài dạy để cho học sinh “ học mà chơi, chơi mà học”. Tuy nhiên, tuỳ vào từng bài cụ thể mà giáo viên có thể chọn ra trò chơi phù hợp với mục đích của bài học.

4.1. Trò chơi “Bingo” được dùng để kiểm tra vốn từ vựng.

Ví dụ. Khi dạy phần: “Numbers” (Số đếm) trong sách giáo khoa Tiếng Anh 6. Giáo viên chuẩn bị sẵn một dãy số bất kì không theo thứ tự từ 1 đến 20.

Các giáo viên yêu cầu học sinh vẽ một bảng gồm 9 ô vuông và viết vào mỗi ô vuông 1 số bất kì nào đó trong nhóm từ 1 đến 20.

Bên cạnh đó,giáo viên đọc lần lượt các con số trong dãy số mà mình đã chuẩn bị sẵn. Học sinh lắng nghe và đánh dấu vào ô con số mà giáo viên vừa đọc. Và học sinh nào có 3 ô liên tục được đánh dấu thì hô to “ Bingo”. Thêm vào đó, học sinh nào “ Bingo” bảng số của mình trước là người chiến thắng.

4.2. “Jumbled words” được dùng để kiểm tra từ vựng.

Ví dụ: Khi dạy xong chủ đề “Food and Drink” trong Tiếng Anh 6. Để kiểm tra xem học sinh có thuộc từ vựng và nhanh mắt hay không giáo viên có thể viết một số từ bị xáo trộn lên bảng.

– eronga.

– awtre

– rutf

– ppael

– il – cigno

và yêu cầu học sinh xếp lại thành từ có nghĩa

→ orange (quả cam)

→ water (nước)

→ fruit (hoa quả)

→ apple (quả táo)

→ cooking oil (dầu ăn)

4.3. “Slap the board” là trò chơi tiếng anh k thể bỏ qua

Ví dụ : Khi dạy bài 8 – “Places” trong sách Tiếng anh lớp 7. Giáo viên viết các danh từ nói về địa điểm vào các mảnh giấy nhỏ và gắn lên bảng. Tiếp, giáo viên gọi từng cặp học sinh một lên bảng.

  • Cuối cùng, giáo viên hô to từ Tiếng Việt, học sinh vỗ vào từ được gọi bằng Tiếng Anh ở trên bảng. Em nào vỗ nhanh và đúng nhiều hơn sẽ là người chiến thắng.

4.4. Guessing game:

Thêm một ví dụ: Khi dạy bài 9 – “The body” trong sách Tiếng Anh lớp 6, giáo viên có thể lồng ghép trò chơi hỏi đoán như sau:

– Sau khi học sinh được học cách mô tả hình dáng bên ngoài của các nhân vật. Giáo viên cho một học sinh lên bảng và ghi tên của một bạn trong lớp mà các em muốn miêu tả vào một mảnh giấy mà không cho các bạn khác biết. Sau đó giáo viên cho học sinh tả bằng Tiếng Anh và yêu cầu các học sinh khác đoán xem bạn đó là ai.

Ví dụ : This girl is tall and thin. She has an oval face. She has long black hair. Who’s she?

Nếu em nào đoán đúng thì được lên thay thế người trên bảng.

4.5. Trò chơi “Nought and crosses”

Đầu tiên, ví dụ: Trong giờ luyện nói – Unit 3 (English 8) để thực hành cách nói vê vị trí của đò vật. Giáo viên cho các em chơi trò chơi “Nought and crosses” (O and X) bằng cách.

– Kẻ 9 ô vuông lên bảng, mỗi ô chứa 1 từ.

ClockKnivesCalendar
Rice cookerCupboardStove
SinkDisk rackFlowers

Rồi chia lớp thành 2 nhóm: Nhóm 1 là Nought (o) và nhóm 2 là Crosses (x). Hai nhóm lần lượt chọn từ trong ô và đặt câu theo mẫu.

EX. The fruit is in the bowl

Nhóm nào đặt câu đúng sẽ được 1 ( o ) hoặc 1(x). Tiếp theo, nhóm nào có 3(o) hoặc 3(x) trên một hàng ngang hay chéo trước thì sẽ chiến thắng.

Trò chơi này có thể áp dụng trong các bài tập trả lời câu hỏi

Ngoài các trò chơi trên, chúng ta có thể áp dụng các loại trò chơi khác như: Lucky numbers, wordsquare, networds, pyramid. Để cho giờ dạy thêm sinh động và thu hút được sự chú ý của học sinh.

C.Tại sao chọn chương trình tiếng anh tại A+ English

  • 100% GIÁO VIÊN NƯỚC NGOÀI Với phương châm: “Phát triển thương hiệu dựa trên chất lượng giảng dạy”, đội ngũ giáo viên của trung tâm đóng vai trò then chốt và quan trọng nhất. A+ English luôn đặt ra những tiêu chuẩn khắt khe trong việc tuyển chọn giáo viên tại Trung tâm. Đội ngũ giáo viên bản ngữ thân thiện, đến từ Anh, Mỹ, Úc, Canada.
  • Đặc biệt họ là những giáo viên đã từng tham gia giảng dạy tiếng Anh tại nhiều nước trên thế giới và có chứng chỉ sư phạm (TESOL, CELTA,…). Luôn hiểu rõ ưu khuyết điểm của học viên để có thể hướng dẫn học viên xây dựng khả năng sử dụng tiếng Anh một các tự tin và tốt nhất.
  • Lộ trình học rõ ràng theo chuẩn Cambrige, thời gian học rõ ràng.
Đánh giá bài viết

Phát triển cùng Aplus

Card Layout
Contact Me on Zalo