Con trai tuổi dậy thì một bé trai bước sang tuổi vị thành niên. Mẹ có thể nhận thấy rằng các phương pháp giáo dục tại nhà trước đó đã không còn hiệu quả như trước nữa. Lúc này, con sẽ không còn ríu rít bên bạn sớm, tối. Thay vào đó, chàng trai lại muốn được riêng tư nhiều hơn. Đôi khi con có thể đặt ra nhiều câu hỏi bất ngờ cho cha mẹ.
Lứa tuổi này, con đang bắt đầu tiến đến hình ảnh của một người đàn ông. Cần được ba mẹ đối xử với mình như một người trưởng thành. Vậy một người mẹ nên làm gì khi con trai dậy thì? A+ English chia sẽ thêm để bậc cha mẹ hiểu con cái mình hơn tuổi mới lớn.
Nội dung chính
- 1. Hỏi xem con cần gì?
- 2. Cách dạy con trai tuổi dậy thì: Cho con tự chủ nhiều hơn
- 3. Hãy để bố tham gia vào việc hướng dẫn cho con
- 4. Giúp con có thêm trải nghiệm
- 5. Ngừng việc giục con đi ngủ sớm mỗi tối
- 6. Khuyến khích con hoạt động thể chất
- 7. Giúp con khám phá sở thích và tài năng của bản thân
- 8. Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Thể hiện sự tôn trọng
- 9. Đối xử với con trai như một người đàn ông
- 10. Mẹ bớt lo lắng
1. Hỏi xem con cần gì?
Mẹ nên nói chuyện với con trai rằng: “Con có cảm thấy cần thay đổi điều gì ở trường học hoặc ở nhà không?” hoặc: “Con có muốn đề nghị điều gì không?”. Lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của con là chìa khóa. Để giúp mẹ nắm bắt được tâm lý con trẻ ở tuổi dậy thì.
Nếu con cảm thấy khó nói, mẹ có thể đưa con đi dạo. Hoặc đi đến một quán cà phê yên tĩnh. Khi ngồi cạnh nhau và trò chuyện như hai người bạn, con sẽ dễ mở lòng với mẹ hơn.
2. Cách dạy con trai tuổi dậy thì: Cho con tự chủ nhiều hơn
Khi con trai lớn hơn và thể hiện mình là người có trách nhiệm. Mẹ cần cho con tự chủ ngày càng nhiều hơn. Ví dụ như mẹ có thể đưa cho con một danh sách các công việc hàng tuần. Để cậu bé tự quản lý thời gian của mình. Điều này sẽ tạo nên điều kỳ diệu về thái độ và trách nhiệm của con đối với cuộc sống.
3. Hãy để bố tham gia vào việc hướng dẫn cho con
Khi bước vào tuổi thiếu niên, trẻ thường có xu hướng bướng bỉnh nên không dễ dàng nghe theo lời của mẹ.
Thật sự sai lầm nếu mẹ nổi nóng hoặc tự ái mắng, phạt con. Một bà mẹ thông minh sẽ không “chiến đấu” một mình, bạn nên lôi kéo chồng cùng tham gia vào việc dạy dỗ “cậu bé nổi loạn”. Bố đã từng trải qua tuổi dậy thì nên sẽ có kinh nghiệm nắm bắt tâm lý tuổi mới lớn. Cũng như có cách để khiến con phải nghe lời.
4. Giúp con có thêm trải nghiệm
Điều quan trọng mẹ cần làm tiếp theo là mang đến cho con cơ hội được trải nghiệm thực tế. Ví dụ như mẹ có thể khuyến khích con làm bồi bàn tại một quán cà phê quen. Tham gia vào các nhóm thiện nguyện hoặc tham gia vào một câu lạc bộ thể thao. Đây là những việc sẽ giúp con có thêm trải nghiệm và kỹ năng giao tiếp xã hội.
5. Ngừng việc giục con đi ngủ sớm mỗi tối
Thanh thiếu niên cần học và làm nhiều thứ riêng tư hơn vào buổi tối. Vì vậy mẹ nên cho phép con ngủ muộn hơn trước đây. Khi có thêm thời gian để làm việc riêng của mình. Con sẽ cảm thấy đang được mẹ đối xử như một người trưởng thành.
6. Khuyến khích con hoạt động thể chất
Ở tuổi dậy thì, con trai sẽ phát triển thể chất rất rõ rệt. Đây cũng là lúc quan trọng để mẹ dạy cho con về việc chăm sóc và rèn luyện thể chất.
Mẹ hãy khuyến khích con luyện tập các môn thể thao đồng đội để đốt cháy năng lượng, ngăn ngừa tình trạng béo phì, ví dụ như chơi bóng rổ, bóng đá, bơi lội cùng bố hoặc bạn bè. Tất cả đều giúp con tăng cường thể lực và khả năng tương tác của mình.
Mẹ nên giúp con đặt ra các mục tiêu trong việc luyện tập thể chất, ví dụ như có mặt trong đội tuyển bóng rổ của trường.
7. Giúp con khám phá sở thích và tài năng của bản thân
Thay vì chỉ để con học tất cả các môn phổ thông ở trường thì mẹ hãy để ý hoặc hỏi xem con thích học môn năng khiếu nào khác. Mẹ hãy khuyến khích con theo đuổi sở thích riêng của mình để con tự khám phá bản thân.
8. Cách dạy con trai ở tuổi dậy thì: Thể hiện sự tôn trọng
Nếu mẹ muốn con trai biết thể hiện sự tôn trọng đối với mọi người thì không gì tốt hơn là việc cha mẹ làm gương tốt để con học theo. Con trai cũng khao khát được tôn trọng như cha mẹ. Đây cũng là cách tốt nhất để giúp cha mẹ phát triển mối quan hệ thân thiết với một chàng trai tuổi teen.
9. Đối xử với con trai như một người đàn ông
Bất cứ khi nào có thể, mẹ hãy bắt đầu đối cách đối xử với con trai như một người đàn ông. Ví dụ như mẹ hãy giao cho con những việc khó làm hoặc nhờ cậu bé giúp bạn nhiều việc nặng mà trước đây chỉ thuộc về bố.
Hãy để con tự làm các công việc được giao thay vì mẹ vội vàng trợ giúp như trước kia. Mẹ cũng nên thường xuyên nói cho con biết mẹ muốn con làm gì, thay vì để cậu bé phải tự đoán mò.
10. Mẹ bớt lo lắng
Phụ nữ thường cả nghĩ, hay lo lắng và quan trọng hóa vấn đề, nhất là khi bạn đã làm một người mẹ. Tuy nhiên, nếu mẹ vẫn tiếp tục áp dụng thói quen này khi dạy dỗ, chăm sóc con trai mới lớn thì rất nhiều khả năng bạn sẽ khiến con cảm thấy bị kiểm soát, không được mẹ tin tưởng hoặc không được tôn trọng. Vì vậy, học cách buông bỏ, thả lỏng tâm trí, bình tĩnh và tin tưởng con sẽ giúp mẹ có thể thân thiết với con hơn.
A+ English chia sẽ kinh nghiệm về tuổi dậy thì của con trai có nhiều sự thay đổi cả về thể chất lẫn tâm, sinh lý. Trong số đó, sự thay đổi mạnh mẽ nhất về tâm lý của con đó chính là việc trẻ muốn được tự lập, muốn được người khác đối xử với mình như một người lớn. Cho nên, nếu mẹ càng áp đặt, kiểm soát, con sẽ càng có xu hướng chống đối, xa cách. Mong cha mẹ có những kinh nghiệm thú vị để nuôi dạy con trưởng thành